Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Cách chữa sâu răng dân gian - hiệu quả

Cách chữa sâu răng dân gian - hiệu quả - Bệnh sâu răng là một căn bệnh rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Bất kì một ai từ trẻ nhỏ cho đến người già đều có khả năng nhiễm phải căn bệnh này.

Bởi vì răng là bộ phận cơ thể không có khả năng tự lành nên chúng ta cần phải chữa trị kịp thời khi hàm răng có vấn đề. Sau đây là một vài bài thuốc sâu răng có nguồn gốc từ dân gian có tác dụng rất hiệu quả.

Cách chữa sâu răng dân gian - hiệu quả

Cách chữa sâu răng từ vỏ xoài


Bài thuốc sâu răng đầu tiên được làm từ vỏ xoài. Các bạn có thể mua xoài về rồi lấy vỏ xoài. Để đủ dùng cho một lần chữa trị thì hãy chuẩn bị ba miếng vỏ xoài to rồi cạo sạch phần bên ngoài đi. Sau đi đã cạo sạch thì chúng ta thái nhỏ chúng ra, sắc chúng với  ba bát nước. Chờ khoảng từ 15 đến 20 phút sau thì bắc ra. Đổ chất lỏng này vào chai rồi đổ thêm rượu vào với tỉ lệ 3 phần nước thì cho thêm 1 phần rượu. Mỗi ngày chúng ta phải dùng 4 lần vào cả sáng sớm lúc tỉnh dậy, sau hai bữa ăn chính trong ngày và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần ngậm trong miệng khoảng 10 phút rồi súc miệng nhổ đi.

Cách chữa sâu rằng bằng tỏi

Cách chữa sâu răng dân gian - hiệu quả - Bài thuốc sâu răng thứ hai vô cùng đơn giản. Chúng ta chỉ cần mua tỏi hoặc gừng về đập ra rồi nghiền nát. Lấy chúng bôi lên vùng răng bị đau vào buổi tối trước khi đi ngủ. Các bạn cũng có thể trộn thêm ít muối vào tỏi rồi bôi lên răng. Tỏi có tính sát khuẩn rất cao và gừng có tính kháng viêm mạnh nên chúng có thể làm giảm đau và chữa lành các vết thương chỉ sau vài ngày.

Cách chữa sâu răng từ lá trầu

Bài thuốc sâu răng thứ ba được làm từ lá trầu không. Các bạn dùng từ hai đến ba lá trầu không mua ngoài chợ, rửa sạch rồi giã nhỏ chúng. Lấy một chén rượu trắng, một chút muối rồi trộn ba thứ trên với nhau. Trộn đều chúng, để ngấm trong khoảng 10 phút rồi gạn lấy phần nước trong. Mỗi ngày súc miệng 2 lần vào buổi sáng, mỗi lần cách nhau khoảng 5 phút.

Cách chữa sâu răng bằng hoa cúc vàng

Cách chữa sâu răng dân gian - hiệu quả - Bài thuốc sâu răng thứ tư làm từ cúc hoa vàng. Mua một bó cúc hoa vàng về rồi rửa sạch. Lấy một vài cánh hoa rửa sạch rồi để trực tiếp lên phần răng bị sâu. Phần cánh hoa còn lại sau khi đã rửa sạch thì phơi khô, giã nhỏ rồi đem chúng đi ngâm với rượu trắng. Để ủ trong một ngày. Ngày hôm sau lấy ra nhấp một ngụm để ngậm vào chỗ đau. Chú ý là không được nuốt. Một ngày các bạn có thể làm từ 2 đến 3 lần. Sau vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Dùng tiêu đen và húng quế chữa sâu răng

Bài thuốc sâu răng thứ 5 là tiêu đen và húng quế. Lấy tiêu đen và lá húng quế theo tỉ lệ 1:1 rồi đem rửa sạch. Sau đó nghiền chúng cho đến khi ta được một chất bột sền sệt. Đem hỗn hợp này để lên vùng răng bị sâu sẽ làm giảm đau một cách nhanh chóng.

Cách chữa sâu răng dân gian - hiệu quả - Bệnh sâu răng không chỉ gây đau nhức răng dai dẳng mà những biến chứng của nó như hôi miệng, men răng bị ngả màu, viêm tủy, viêm chân răng còn có thể gây khó chịu cho người bị bệnh trong một khoảng thời gian dài. Các bạn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận hàng ngày. Sau khi phát hiện ra bệnh thì nên áp dụng các bài thuốc sâu răng ở trên hoặc đi khám ở các cơ sở nha khoa uy tín gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Tags: cách chữa sâu răng dân gian, cách chữa sâu răng hiệu quả

Từ khóa liên quan: cách chữa sâu răng dân gian, cách chữa sâu răng hiệu quả

Nguồn nhakhoaphuong.com

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Tư vấn: Niềng răng có đau không?

Niềng răng có đau không? - Chào bác sĩ , em bị răng hô , em được biết đến phương pháp niềng răng có thể khiến răng em bớt hô . Vậy cho em hỏi niềng răng có đau không ạ ? và khi niềng răng vậy việc ăn uống có khó khăn không ạ ?
( babigirl@.....yahoo.com )

Niềng răng có đau không?


Chào bạn ,

Khi bạn đã niềng răng, bạn có thể cảm thấy đau nhức trong miệng và răng của bạn trong khoảng 3-5 ngày. Tuy nhiên, điều này có thể được thuyên giảm bằng cách vệ sinh miệng bằng nước súc miệng hoặc một chút nước muối ấm. Bạn có thể hòa tan một thìa muối trong 1 cốc nước ấm và súc miệng mạnh.

Niềng răng có đau không? - Nếu sự đau đớn là nghiêm trọng, bạn có thể dùng thuốc aspirin hoặc bất cứ biện pháp nào để giảm đau tương tự như đau đầu.

Ngoài ra môi, má và lưỡi cũng có thể trở nên bị kích thích 1-2 tuần để trở nên dẻo dai và quen với các bề mặt của niềng răng.

Khi niềng răng , bạn nên tránh những thực phẩm như sau :

- Những thực phẩm dai
- Những thực phẩm cứng (các loại quả cứng, kẹo cứng)
- Những thực phẩm bạn phải cắn vào: bắp ngô, táo, cà rốt
- Nhai vào những vật dụng như bút mực, bút chì hoặc móng tay) có thể gây thiệt hại cho niềng răng.

Chúc các bạn vui .

Tags: nieng rang co dau khong,

Từ khóa liên quan: niềng răng có đau không, nieng rang co dau khong

Nguồn nhakhoaphuong.com

Răng khôn mọc ngầm khiến cả hàm đau đớn

Chào bác sỹ!

Vài tuần nay, em liên tục bị sưng lợi phía góc hàm dưới bên trái nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 3 ngày, sau đó khỏi nhưng chỉ khoảng 2 hôm sau là lại tái phát. Không những vậy mà nó còn xuất hiện thêm những triệu chứng bất thường như hôi miệng và thỉnh thoảng thấy ở chỗ bị sưng rỉ ra một chất gì đó màu vàng nhạt giống như mủ. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì nghiêm trọng không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (lylia...@yahoo.com)


Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã bị chứng răng khôn mọc lệch ngầm.

Răng khôn là tên gọi của răng số 8 hay răng hàm lớn thứ ba, có hình dạng bất thường cả ở thân răng và chân răng, do vậy nó làm cản trở quá trình mọc lên của răng. Mỗi người thường có bốn răng khôn ở bốn góc hàm.

Chúng hay mọc trong khoảng 18 - 25 tuổi, tuy nhiên cũng có thể sớm hơn (16 - 17 tuổi) hoặc muộn hơn (trên 30 tuổi). Nhiều trường hợp không thấy răng khôn nhú lên nhưng thực tế là nó vẫn mọc ngầm dưới xương hàm và chỉ bị che phủ bởi mô mềm mà thôi.

Răng khôn mọc lệch ngầm gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tại chỗ cũng như sức khỏe toàn thân của người bệnh. Cụ thể:

- Viêm nhiễm tại chỗ: Là tai biến hay gặp nhất, sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn tại chỗ răng khôn mọc lệch gây viêm tổ chức quanh thân răng. Bệnh nhân thấy đau, hôi miệng, sưng nề vùng lợi, có thể thấy có mủ chảy ra, khó há miệng. Những viêm nhiễm này tái đi tái lại, lần sau sẽ càng nặng nề hơn. Trong một số trường hợp không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các khu vực khác như mang tai, má, cổ, viêm xương, viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu… gây nguy hiểm đến tính mạng.

- Làm hỏng răng bên cạnh: Khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 gây dắt thức ăn và làm sâu răng. Khi răng khôn ép vào răng bên cạnh sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng này, đồng thời tiêu xương ở mặt xa của răng số 7.

Quá trình tổn thương có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm, đến khi lan rộng bệnh nhân mới đi khám thì lúc này răng số 7 hầu như đã hỏng, không thể giữ lại được. Trong khi đó, răng số 7 (hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai) là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.

- Gây u, nang xương hàm: Những nhiễm trùng mãn tính quanh thân răng và tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân hình thành khối u xương hàm, nang thân răng.

- Rối loạn về phản xạ và cảm giác: Do ở mặt có nhiều dây thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch ngầm chèn ép vào dây thần kinh gây mất, giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm và có thể gây hội chứng giao cảm như đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt.

Nói tóm lại, răng khôn mọc lệch ngầm rất hay gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng cách điều trị thì khá đơn giản, đa số chỉ cần nhổ bỏ răng. Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng phải can thiệp nhổ răng, chỉ những răng khôn nào có nguy cơ gây ra biến chứng mới phải nhổ bỏ. Ngày nay, với trình độ kỹ thuật cao cùng trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ hoàn toàn có thể giúp bệnh nhân nhổ bỏ những chiếc răng mọc lệch ngầm ở mức độ nhẹ nhàng và ít sang chấn nhất.

Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị thích hợp nhất cho tình trạng của mình.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Tags: niềng răng có đau khôngnieng rang co dau khong

Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com

Bảo vệ răng miệng với chỉ tơ nha khoa

Có ấy nào biết đó là cái gì không nhỉ?

Người Việt Nam thường có thói quen dùng tăm xỉa răng sau khi ăn. Tuy nhiên, việc này thực chất lại không hề có lợi cho răng vì những que tăm đó có thể là nguyên nhân gây rộng lỗ chân răng, thậm chí là viêm nướu nữa cơ. Vậy thì làm thế nào để xử lí những mẩu rau thừa hay hạt cơm mà vẫn đảm bảo an toàn cho các bé răng nhỉ? Đây là lúc chỉ nha khoa lộ diện và phát huy tác dụng của mình.


Khi các ấy dùng chỉ tơ nha khoa, mảng bám sẽ được lấy khỏi bề mặt răng (kẽ răng) trước khi chúng có cơ hội biến thành vôi răng. Trong khi đó, chính những mảng bám và vôi răng lại là nguyên nhân gây ra sâu răng cũng như các bệnh lý về nướu. Và nếu chúng mình không điều trị chúng kịp thời thì nó sẽ dẫn đến bệnh viêm nha chu, gây hỏng cấu trúc nâng đỡ răng, làm răng lung lay đấy nhé!



Các dạng chỉ tơ nha khoa

Chiếc “tăm sợi” này thường có hai dạng chính: cuộn trong hộp và dạng gắn cố định trên một cung nhỏ giống như cung tên (stock handy dental floss hay còn gọi là floss-toothpick). Những sợi chỉ tơ này có đường kính lớn hoặc nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng của chúng mình.


Bên cạnh đó, các nhà sản xuất còn tẩm thêm vào chỉ tơ một hoặc nhiều chất như: sodium fluoride, stannous flouride, chất kháng vi sinh vật (kháng khuẩn, kháng amip (anti-amoebic), chất ức chế sự lên men (anti-yeast), chất chống ung thư (antineoplatic), chlorexidine, triclosan, hương liệu... nên rất tốt cho hàm răng của chúng mình đó!

Ấy đã biết xỉa răng đúng cách chưa?

Chỉ tơ nha khoa phù hợp phải là loại dễ sử dụng và không gây chấn thương cho nướu răng. Bên cạnh đó, teen cũng cần phải sử dụng chúng đúng cách thì chỉ nha khoa mới phát huy hết tác dụng của mình:

- Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30 - 45cm. Cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ sao cho ở giữa còn một đoạn khoảng 3 - 5cm.


- Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Các ấy nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một chút nghen!

- Ở mỗi kẽ răng, các ấy hãy lặp lại động tác trên ít nhất hai lần, một cho phía bên phải của kẽ răng một cho phía bên trái nha!

Đừng quên chú ý khi dùng chỉ nha khoa
Khi dùng chỉ tơ nha khoa, các ấy đừng lo lắng nếu có chảy một ít máu ở vùng nướu dùng chỉ. Đây là hiện tượng bình thường nhất là trong trường hợp teen không sử dụng chỉ thường xuyên. Khi dùng chỉ mỗi ngày, hiện tượng chảy máu sẽ ngày càng ít đi và biến mất sau một thời gian.

Việc chải răng, dùng chỉ tơ phải được thực hiện trên cả nướu và từng răng của cả hàm trên lẫn hàm dưới. Đặc biệt là các mặt xa của răng ở vị trí trong cùng vì nơi này thường bị teen bỏ sót khi chải răng.


Mang theo chỉ tơ trong túi xách hoặc để trong ngăn tủ văn phòng để có thể sử dụng khi cần thiết.

Cuối cùng, dù sử dụng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên thì teen cũng đừng quên khám răng định kỳ 6 tháng một lần. Việc này sẽ giúp chúng mình phát hiện được và tìm biện pháp điều trị sớm những bệnh lý về răng miệng cũng như có được những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ nha khoa về tình trạng sức khỏe răng miệng đấy!

Tags: niềng răng có đau khôngnieng rang co dau khong

Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Phân biệt khi bé mọc răng hay bị bệnh

Từ lâu, nhiều bà mẹ tin rằng sốt và tiêu chảy là dấu hiệu con mọc răng. Nhưng các bác sĩ khuyến cáo, nên nghĩ đến bệnh nghiêm trọng khác nếu bé sốt cao trên 39 độ và tiêu chảy nặng, kéo dài

Một nghiên cứu mới giúp xác định những gì Viện Nha khoa Nhi Mỹ khẳng định, rằng sốt cao hơn 39 độ không nên quy kết cho bất cứ vấn đề gì về răng, bao gồm mọc răng. Điều này cũng giúp đánh tan niềm tin xưa nay rằng tiêu chảy có liên quan đến mọc răng.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Michael L. Macknin, khoa nhi và chăm sóc vị thành niên tại Bệnh viện Cleveland ở Ohio (Mỹ) và các đồng nghiệp đã theo dõi 125 trẻ ở độ tuổi 3-6 tháng trong suốt 8 tháng. Trong quá trình này, bố mẹ các bé giữ một cuốn nhật ký hằng ngày ghi lại nhiệt độ của con, thời điểm răng nhú và danh sách 18 triệu chứng. Tất cả những lần bị bệnh, dùng thuốc và chủng ngừa cũng được ghi lại.

Giai đoạn mọc răng được xác định là giai đoạn 8 ngày, gồm 4 ngày trước khi răng nhú và kéo dài 3 ngày sau đó.


Kết thúc nghiên cứu, trong số các trẻ được theo dõi, hơn 35% không có triệu chứng gì suốt giai đoạn 8 ngày mọc răng. Những trẻ khác thì chán ăn, hay cắn, nhỏ dãi, xoa tai, cọ xát lợi, nổi mẩn đỏ trên mặt, nhiệt độ bất thường và khó ngủ. Hay cắn, nhỏ dãi, cọ xát lợi, khó chịu và hay mút xảy ra với tần suất lớn hơn trong quá trình mọc răng.

Nhiệt độ cao, nhưng dưới 39 độ, là một dấu hiệu của mọc răng nhưng chỉ một ngày trước và một ngày răng thực sự nhú. Nhiều người tin là mọc răng gây ra tiêu chảy nhưng nghiên cứu cho thấy dấu hiệu này chỉ rất nhẹ, ở hai bé.

Sau khi xem xét nghiên cứu này, Zuhair Sayany, giáo sư về nha khoa nhi ở Đại học Pennsylvania School of Dental Medicine, Philadelphia (Mỹ) nói rằng, thực tế nhiều triệu chứng được cho là do mọc răng nhưng thực sự là vì bệnh nghiêm trọng khác.

Rachel Berger, giáo sư nhi tại Bệnh viện Nhi ở Pittsburgh khuyên, bố mẹ nên chú ý khi thấy các triệu chứng như nhiệt độ tăng cao hơn 39 độ, đặc biệt ở trẻ nhỏ và những dấu hiệu khác như ho, chảy nước mũi, giảm đi tiểu, nôn vì nó không liên quan đến mọc răng. Nếu trẻ không chơi đùa như bình thường, đó thực sự là dấu hiệu bệnh, và bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ. Tiêu chảy nặng và nhiệt độ cao hơn 39 độ không phải do mọc răng và bạn cần hỏi ý kiến thầy thuốc.

Thông thường, chiếc răng đầu tiên xuất hiện khi bé 6-8 tháng. Hai chiếc răng cửa dưới nhú ra đầu tiên, tiếp đó là răng cửa trên. Bạn thường thấy những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện khi bé lên 1 tuổi.

Joana Ramos-Jorge, một nha sĩ nhi khoa ở Brazil, cũng đã thực hiện một nghiên cứu 8 tháng về quá trình mọc răng của trẻ và các triệu chứng liên quan sau quá trình, cô thấy các bậc phụ huynh thường tìm đến mình nhờ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé trong khi thực sự trẻ bị bệnh khác, như bệnh do virus.

Nghiên cứu của cô cho thấy các triệu chứng liên quan đến mọc răng bao gồm phát ban, chảy dãi, chảy nước mũi, tiêu chảy nhẹ trong thời gian ngắn, cáu kỉnh, chán ăn và tăng nhiệt độ nhẹ. Các triệu chứng này không nghiêm trọng và không kéo dài, thường bắt đầu khi răng nhú lên và kéo dài đến ngày hôm sau. Các bé bị bệnh thì triệu chứng dai dẳng và nghiêm trọng hơn.

Để giảm bớt khó chịu cho bé, đầu tiên có thể thử cho bé dùng thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol. Nếu bé mọc răng, con sẽ cảm thấy khá hơn. (Nếu nó không có tác dụng, có thể không phải bé bị mọc răng). Ngoài ra có thể đưa cho bé một vòng nướu ngậm lạnh và bế bé đi dạo chơi.

Tags: lay cao ranglấy cao răng

Khi nào thì bắt đầu cho bé đánh răng

Điều này có vẻ buồn cười, vì ai lại đi lo lắng chuyện vệ sinh răng miệng cho một đứa trẻ chưa mọc răng. Tuy nhiên, vệ sinh răng miệng mang lại ích lợi nhiều hơn là việc đánh răng và đó còn là một thói quen tốt để ngăn ngừa bệnh tật. Thói quen này có thể được hình thành vào những năm đầu đời của trẻ, giúp trẻ làm quen dần với việc tự chăm sóc răng miệng sau này.

Ngay trước thời điểm trẻ mọc răng, bạn hãy sử dụng một miếng vải hoặc một miếng gạc sạch để chà nướu cho bé sau khi ăn. Việc làm này sẽ giúp bé thích nghi với cảm giác nướu bị kích thích và loại bỏ những loại vi khuẩn bám trên nướu. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều đứa trẻ cảm thấy việc chà nướu có thể làm nướu bớt đau vào thời điểm mọc răng. Hơn nữa, khi những cái răng đầu tiên mọc lên, bé sẽ thích nghi với việc chà răng sau khi ăn, đồng thời sử dụng bàn chải đánh răng cũng dễ dàng hơn.

Vào thời điểm chiếc răng đầu tiên xuất hiện bên dưới nướu, cũng là lúc cha mẹ nên giúp trẻ đánh răng bằng bàn chải. Cần bảo đảm rằng lông bàn chải phải mềm và tròn để bảo vệ nướu. Trước giai đoạn lên ba, chỉ nên sử dụng nước sạch cho trẻ đánh răng. Việc sử dụng kem đánh răng có thể làm hại trẻ, vì trẻ thường có khuynh hướng nuốt kem khi đánh răng. Nếu trẻ nuốt nhiều chất fluor rất có hại cho sức khỏe. Nên sử dụng bàn chải đánh răng và một ít nước ấm, rồi chà một cách nhẹ nhàng để loại bỏ cặn bã thức ăn thừa bám trên răng bé sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.



Mặc dù răng sữa của trẻ cuối cùng cũng sẽ được nhổ đi, nhưng việc để trẻ bị sâu răng bởi vi khuẩn hoặc cặn bã thức ăn có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề khác: tổn hại gốc răng, có thể khiến hàm răng vĩnh viễn sẽ mọc lộn xộn, không thẳng hàng. Nếu răng của trẻ bị nhổ quá sớm, có thể sẽ khiến hàm răng vĩnh viễn mọc chênh.

Thông thường, nguyên nhân chính gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ là do bú bình. Hội chứng bú bình xảy ra khi đứa trẻ bú những bình đầy sữa hoặc nước ép trái cây trong khoảng thời gian quá lâu. Trong trường hợp trẻ vừa bú bình vừa ngủ, chất đường chứa trong sữa hoặc trong nước ép trái cây có thể làm răng của trẻ bị phá hủy rất nhanh. Nếu đứa trẻ thích vừa ngủ vừa bú bình hoặc thích bú bình cả ngày, bạn hãy tập cho trẻ làm quen với việc thay thế nước ép trái cây hoặc sữa bằng nước, đặc biệt khi cho trẻ bú bình vào ban đêm.

Lên ba hay bốn tuổi, là thời điểm tốt nhất để tập cho trẻ sử dụng kem đánh răng. Lúc đầu, chỉ nên sử dụng một ít kem và hướng dẫn trẻ không được nuốt kem. Vì việc tiêu thụ nhiều chất fluor không chỉ gây hại cho sức khỏe, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng men răng của trẻ sau này.

Tags: lay cao ranglấy cao răng

Những điều cần lưu ý khi cho bé sử dụng bàn chải đánh răng điện

Theo một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia nha khoa thẩm mỹ chăm sóc răng miệng đều cho rằng không nên cho trẻ dưới 7 tuổi dùng bàn chải đánh răng điện.

Nguyên nhân của những nguy hiểm không phải do bàn chải đánh răng điện mà là do cách sử dụng, cách cầm bàn chải của trẻ.



Để trẻ có một hàm răng khỏe mạnh và đảm bảo thẩm mĩ, thói quen vệ sinh răng miệng là chìa khóa quan trọng. Vì vậy, các bác sĩ nhi khoa tư vấn cho các bà mẹ dùng gạc chuyên dụng hoặc khăn mềm để lau sạch răng cho trẻ ngay từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên.

Đến khi trẻ được 2 tuổi trở đi, trong khoảng thời gian 6 tháng cho đến một năm, các bà mẹ có thể hướng dẫn thành công để con tự mình đánh răng. Nhưng trẻ ở độ tuổi này khá hiếu động, ý thức tự giác chưa tốt, hơn nữa có bé còn không thích đánh răng, vì vậy bố mẹ vẫn phải giám sát và kèm “sát sạt” việc đánh răng mỗi ngày của con. Việc này gây ra không ít phiền toái và làm mất thời gian nên nhiều bà mẹ đã chọn giải pháp cho dùng bàn chải đánh răng điện.

Bàn chải đánh răng điện có giá đắt gấp nhiều lần so với bàn chải đánh răng thường nhưng sau một thời gian sử dụng, nhiều trẻ luôn nói miệng đau, khi đến bác sĩ kiểm tra mới biết nướu răng của các em bị sưng đỏ lên.

Trên thực tế, nguyên nhân không phải do bàn chải đánh răng điện mà là do cách sử dụng, cách cầm bàn chải của trẻ. Nguyên tắc vận hành của bàn chải đánh răng điện là dựa vào tốc độ quay của đầu bàn chải để tạo thành độ rung ở tần số cao khiến kem đánh răng ma sát vớ bề mặt răng sản sinh ra các lớp bọt thâm nhập vào các kẽ răng. Đồng thời, các lông bàn chải thúc đẩy lưu thông máu, một số bàn chải còn có lớp cao su mềm đặc dụng có hiệu quả massage.

Tuy nhiên, không giống như người trưởng thành, nướu răng của trẻ em còn mềm, yếu nên không chịu được lực tác động của bàn chải đánh răng điện trong thời gian dài và thường bị thương tổn.

Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp trẻ cầm bàn chải và tác động lực tỳ khiến bàn chải tác động một lực lớn hơn lên bề mặt răng, nhiều trẻ lại giữ nguyên vị trí bàn chải khiến đầu bàn chải quay qua quay lại một chỗ trong thời gian dài. Làm như vậy rất dễ gây tổn thương nướu răng và mài mòn men răng.

Vì vậy, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo bạn không nên cho trẻ dưới 7 tuổi sử dụng bàn chải đánh răng điện. Nếu vẫn muốn sử dụng thì bạn nên cho trẻ dùng cả hai loại bàn chải đánh răng điện và bàn chải đánh răng thông thường. Bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm, đầu nhỏ, điện năng thấp.

Một số chú ý khi đánh răng cho trẻ

- Dùng kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ, chỉ dùng lượng nhỏ bằng hạt đậu.
- Thời gian đánh răng phù hợp là 3 phút/lần, mỗi ngày đánh răng 1 – 2 lần.
- Hai phút đánh răng đầu tiên có thể tập trung vào phần trên và dưới ở bên trong của hàm răng, di chuyển bàn chải từ từ và vòng quanh giống như bạn đánh răng của mình.
- Phút cuối cùng nên tập trung vào phần trên và phần dưới của răng cửa, chải sạch cả các phần gần lưỡi và môi.
- Chú ý cho trẻ súc miệng thật sạch (nghe thấy tiếng ùng ục trong miệng trẻ là được) để tránh kem đánh răng còn sót lại trong miệng

Tags: lay cao ranglấy cao răng

BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG CHO BÉ

Chọn kem đánh răng
Khi lựa chọn kem đánh răng các mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
1. Không nên chọn kem đánh răng tạo quá nhiều bọt.
2. Chọn kem đánh răng có mùi vị phù hợp với sở thích của bé, tránh chọn những mùi có thể gây khó chịu cho bé.
3. Sử dụng một cách hợp lý các loại kem đánh răng có hàm lượng florua và một số chất kích thích.
4. Chọn kem đánh răng phù hợp với tuổi răng.
5. Không sử dụng quá lâu một loại kem đánh răng.
6. Không sử dụng kem đánh răng đã để lâu hoặc hết hạn sử dụng.
7. Sử dụng một hàm lượng thích hợp kem đánh răng cho mỗi lần đánh, vừa để bảo vệ răng lại tiết kiệm.
8. Nếu bé bị nhiệt miệng, nên tạm thời dừng dùng kem đánh răng và cho bé súc miệng bằn nước muối nhạt là tốt nhất.
Lựa chọn bàn chải đánh răng
1. Kích cỡ: Bàn chải đánh răng dài từ 12 – 13 cm, chiều dài của đầu chải răng là từ 1,6 – 1,8 cm, chiều rộng không quá 0,8 cm và chiều cao không quá 0,9 cm.
2. Lông của bàn chải phải có độ cứng vừa phải, đồng thời phải có độ đàn hồi. Nếu lông bàn chải quá mềm sẽ không thể làm sạch răng một cách tốt nhất. Nhưng nếu lông bàn chải quá cứng sẽ dễ làm tổn thương nướu răng.
Sử dụng bàn chải đánh răng
1. Một bàn chải đánh răng tốt là một bàn chải không chỉ bền mà còn đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh răng miệng.
2. Cần sử dụng hợp lý bàn chải đánh răng. Các mẹ nên dạy bé cách sử dụng bàn chải đánh răng sao cho vừa mang lại lợi ích vệ sinh răng miệng vừa phải bảo vệ bàn chải đánh răng để có thể sử dụng trong thời gian tối đa.
3. Không ngâm bàn chải đánh răng trong nước sôi nóng.
4. Sau khi đánh răng xong, các mẹ cần hướng dẫn bé cách rửa sạch bàn chải đánh răng không để bàn chải đánh răng dính kem đánh răng hoặc các mảng bám của răng.
5. Mỗi thành viên trong gia đình nên có một bàn chải đánh răng riêng. Không nên cho bé sử dụng chung bàn chải với người lớn để ngăn ngừa lây truyền một số bệnh.

Cân đo lợi – hại của chiếc răng khôn

Chúng mình nên giữ hay tiêu diệt nó nhỉ?

Răng khôn là tên thường gọi của răng số 8 hay răng cối lớn thứ ba. Nó thường xuất hiện trên cung hàm của teen khi các ấy bước sang tuổi 16 và khiến không ít bạn phải dở khóc dở cười khi bé răng có cái tên rất kêu này xuất hiện.

Đối với các răng khôn mọc lệch hoặc ngầm thì chúng mình bắt buộc phải nhổ nó đi rồi. Nhưng còn với các răng khôn mọc thẳng thì hầu hết chúng mình khó có thể biết trước được liệu răng này khi mọc có gây biến chứng hay không? Mặc dù có các quan điểm khác nhau, song các ấy cũng cần hiểu rõ những lợi và hại có thể xảy ra khi giữ lại chiếc răng “khôn lỏi” này nha!

Vì sao tớ nên giữ lại răng khôn

Trước hết, điều đáng để chúng mình suy nghĩ nhất khi quyết định nhổ răng khôn chính là… đau. Không như lúc nhổ răng ngày nhỏ, chiếc răng khôn thường rất cứng đầu. Để nhổ bỏ nó, chúng mình phải chịu rạch nướu, thậm chí nếu chân răng quá sâu, nhiều bạn còn bị khoan xương nữa cơ. Chỉ nghe thôi đã thấy đau rồi. Chưa hết, giai đoạn hậu phẫu sau khi nhổ răng khôn cũng dễ xảy ra nhiều biến chứng như viêm ổ răng; nhiễm trùng; sưng mặt; tổn thương dây thần kinh gây tê môi, tê lưỡi tạm thời… Vì thế, việc “tránh đau đớn” rất đáng để chúng mình suy nghĩ phải không các ấy?


Ngoài ra, khi chiếc răng lại mọc đúng vị trí chức năng của mình, nó sẽ giúp chúng mình sở hữu một bộ răng khỏe và hoàn thiện hơn. Trong trường hợp bạn nào bị mất răng số 7 và nếu răng khôn mọc thẳng thì chiếc răng này có thể được dùng làm trụ cho một phục hình cầu răng, đảm bảo tính thẩm mĩ cho hàm răng của chúng mình đấy!

Nhưng cũng có thật là nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Nếu em răng khôn chịu “yên lành” thì không sao nhưng một khi em ấy đã “trở chứng” thì chúng mình sẽ gặp phải nhiều nguy hiểm lắm luôn.

Đầu tiên là nguy cơ viêm lợi trùm răng khôn rất hay gặp trong quá trình mọc răng. Bệnh biểu hiện bởi hiện tượng viêm tấy nướu quanh bề mặt răng khôn, đôi khi có kèm theo sốt và đau vùng góc hàm. Nó khiến các ấy không há được miệng nữa cơ. Vài trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến viêm các tổ chức liên kết gây sưng mặt.

Bệnh viêm nha chu cũng rất thường xảy ra trên các chiếc răng khôn. Lý do vì so với các chiếc răng khác, xương ổ răng và nướu vùng răng khôn rất dễ bị ảnh hưởng. Thế nên, nguy cơ teen bị sâu răng khôn cũng cao hơn rất nhiều nếu chúng mình không biết cách giữ gìn vệ sinh răng miệng cẩn thận đó!


Bên cạnh đó, khi các bé răng khôn mọc, nó sẽ kẹt đẩy các răng nằm phía trước. Chỉ một răng khôn nằm thấp hơn (mọc kẹt) cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh gây nên sự chen chúc ở các răng cửa. Còn nếu chẳng may mà răng khôn sinh sau mọc muộn lại bị kẹt thì nó sẽ tạo điều kiện cho sự nhồi nhét thức ăn ở mặt xa răng số 7 và dẫn đến sâu răng vùng này.

Nguy hiểm nhất là bệnh viêm mô tế bào ở răng. Đây là biến chứng khá nặng với các biểu hiện như má bị phồng lên, da căng, màu nướu bình thường hay hơi đỏ, sờ vào bị đau. Teen sẽ đau nhức dữ dội, nhai khó, há miệng khó, có khi cứng hàm hoàn toàn kèm theo đó là các biểu hiện cơ thể nóng sốt, mệt mỏi, không ăn ngủ được.

Kết

Việc quyết định giữ hay nhổ răng khôn của chúng mình phải được thực hiện dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ nha khoa. Do đó, ngay khi có biểu hiện đau của việc mọc răng, các ấy cần nhanh chóng đến gặp các nha sĩ để được thăm khám trực tiếp. Nếu cần nhổ, việc thực hiện sớm sẽ giảm thiểu tối đa sự đau đớn cho chúng mình hơn đó! Ngay khi có thể giữ lại răng, teen cũng cần ghé thăm phòng khám 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng nghen!

Tags: lay cao ranglấy cao răng

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Khổ sở chỉ vì ê buốt kéo dài sau khi lấy cao răng

Đã 2 tháng rồi kể từ khi em lấy cao răng, nhưng không hiểu sao răng em vẫn luôn bị ê buốt khi ăn. Lúc đầu, tình trạng này chỉ xảy ra khi em ăn đồ quá nóng hoặc uống nước đá, nhưng dần dần nó càng xuất hiện nhiều hơn, thậm chí khi nhai em kẹo cao su hay súc miệng nước muối cũng bị. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì nguy hiểm không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (dinh_do...@yahoo.com).


Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã mắc phải hội chứng răng nhạy cảm (hay còn gọi là ê buốt răng).

Đây là hiện tượng răng bị ê buốt khi ăn, uống các loại thực phẩm có vị chua, ngọt, hoặc đồ ăn ở trạng thái quá nóng, quá lạnh.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hội chứng này chính là việc ngà răng bị lộ.

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây lộ ngà răng như:

- Vỡ và rạn nứt răng do chấn thương.

- Mòn răng do nghiến răng, ăn thực phẩm cứng, chứa axit trong thời gian dài hoặc bị sâu răng, mất răng từng phần mà không làm phục hình...

- Sử dụng nước súc miệng hằng ngày nhiều lần trong thời gian dài vì trong nước súc miệng có chứa axit.

- Chải răng không đúng cách dẫn đến tụt lợi và xuất hiện tổn thương mất men tại cổ răng. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường bị tổn thương trên nhiều răng với các mức độ nặng nhẹ khác nhau ở cả hai hàm.

Khi điều trị, việc đầu tiên là phải hạn chế các yếu tố nguy cơ, sau đó tùy vào tình trạng răng miệng và độ nhạy cảm ngà răng để đưa ra phương pháp cụ thể cho từng trường hợp.

Quan trọng nhất là bệnh nhân cần được hướng dẫn chải răng đúng cách. Cụ thể:

- Không chải răng quá mạnh và đưa ngang bàn chải mà phải chải nhẹ nhàng lên xuống.

- Nên dùng bàn chải lông mềm, thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần.

- Răng nhạy cảm cần được tăng cường chất lượng yếu tố bảo vệ (men răng, ngà răng) thông qua sử dụng  kem đánh răng chuyên dụng, thuốc bôi hoặc nước súc miệng tại chỗ có chứa các thành phần hóa học như hydroxyapatite, fluoride, potassium nitrate...

Đồng thời, người bệnh phải hạn chế sử dụng các thực phẩm có khả năng gây kích thích tủy răng, dùng máng ngậm trong trường hợp nghiến răng, hàn các răng sâu...

Đối với những người bị mòn răng, tùy vào vị trí và mức độ sẽ được tiến hành phục hồi mô men răng đã mất bằng các vật liệu thay thế. Tuy nhiên, trong trường hợp tổn thương đã quá nặng, dẫn đến tụt lợi, răng bị mất tổ chức quá nhiều thì cần ghép tổ chức bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng và cổ răng.

Đôi khi, nếu không còn cách nào tốt hơn để ngăn chặn sự nhạy cảm tủy thì việc tiến hành điều trị tủy là cần thiết. Lúc đó, tủy răng sẽ được lấy bỏ và thay thế bởi các vật liệu nha khoa, bệnh nhân sẽ hoàn toàn mất cảm giác ê buốt.

Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị thích hợp cho tình trạng của mình.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Tags: niềng răng có đau khôngnieng rang co dau khong

Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com


Quá chăm chỉ đánh răng khiến lợi bị co rút

Hỏi: Thời gian gần đây em bỗng gặp phải 1 vấn đề rất khó chịu, đó là hôi miệng. Tình trạng này xuất hiện do thức ăn cứ bị mắc vào các kẽ răng. Tuy răng em không thưa nhưng chân răng lại dài, lợi thì không hiểu vì lý do gì mà ngày càng ngắn và tụt xuống nên tạo ra các lỗ hổng ở cuối chân răng khiến thức ăn cứ dính vào đó. Mặc dù em đã súc miệng mọi lúc mọi nơi, đồng thời đánh răng nhiều lần trong ngày nhưng vẫn không ăn thua. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì nghiêm trọng không và cách xử lý ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (gai_ha...@yahoo.com.vn).


Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã mắc phải chứng co lợi.

Đây là hiện tượng bờ lợi co về phía cuống răng làm hở chân răng. Bệnh khiến bề mặt chân răng lộ ra nên dễ bị sâu răng. Khi co lợi vượt quá ranh giới lợi dính - niêm mạc tiền đình thì bờ lợi thường xuyên bị co kéo trong các hoạt động chức năng nhai, nói làm bong lợi khỏi bề mặt răng. Ngoài ra, co lợi ở vùng kẽ răng tạo mùi hôi miệng, vi khuẩn tích tụ lâu dài dẫn đến viêm quanh chân răng, ảnh hưởng thẩm mỹ với nhóm răng phía trước.

Co lợi có thể do sinh lý, bệnh lý, sang chấn, hoặc kết hợp các nguyên nhân trên. Sự khác biệt là ở mức độ. Cụ thể:

- Nguyên nhân sang chấn: do chải răng sai kỹ thuật làm mòn lợi (lợi mỏng và thấp dần). Nhiều nghiên cứu cho thấy, có sự liên quan giữa co lợi và thói quen dùng bàn chải cứng. Ngoài ra, sang chấn từ răng đối diện trong quá trình nhai cắn (sang chấn khớp cắn) cũng có thể gây co lợi mặt ngoài.

- Nguyên nhân bệnh lý: do viêm quanh răng. Mức độ mòn lợi bị ảnh hưởng bởi vị trí của răng trên cung hàm, góc của chân răng trong xương hàm, độ cong gần xa của bề mặt chân răng. Ở những răng xoay, nghiêng, sai vị trí, lệch ra phía trước thì tấm xương ổ răng mỏng, bị giảm chiều cao, áp lực khi nhai thức ăn cứng sẽ làm mòn phần lợi không được xương nâng đỡ phía dưới, gây ra co lợi.

- Nguyên nhân do góc độ của chân răng dễ thấy nhất ở vùng hàm lớn phía trên. Nếu chân hàm ếch nghiêng nhiều về phía hàm ếch hoặc hai chân phía tiền đình ngả ra phía ngoài nhiều quá sẽ làm xương ở vùng cổ răng mỏng, dẫn đến mòn bờ lợi. Nếu kèm theo mòn mặt nhai thì bệnh sẽ trầm trọng hơn vì nó thường đồng hành với chồi răng, làm tăng rõ sự nghiêng của chân răng, giảm lượng xương ổ răng che phủ cổ răng và tăng co lợi do giảm sự nâng đỡ lợi.

Co lợi chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật ghép mô, mô ghép có thể lấy ở vị trí lân cận răng tổn thương hoặc từ vòm miệng.

Vì vậy bác sĩ Mèo khuyên em nến đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị thích hợp và kịp thời nhất cho tình trạng cụ thể của mình.

Ngoài ra, do nguyên nhân của co lợi là viêm nhiễm và sang chấn nên cần đề phòng các bệnh viêm nhiễm quanh chân răng bằng cách:

- Vệ sinh răng miệng đúng thời điểm và phương pháp. Cụ thể: chải răng sau khi ăn 15 phút, tối thiểu mỗi ngày 2 lần. Nên sử dụng bàn chải có độ cứng vừa phải hoặc bàn chải mềm để không xước lợi. Nếu em có hàm răng đều thì hãy chải ngang còn nếu răng mọc chen chúc thì nên chải dọc để làm sạch hết các kẽ răng.

- Thường xuyên lấy cao răng và định kỳ khám răng 6 tháng/lần để làm sạch cao răng và phát hiện sớm các bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, răng khôn lệch, các bệnh tủy và bệnh viêm quanh cuống.

- Khi bị các bệnh răng miệng thì cần điều trị càng sớm càng tốt.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Tags: niềng răng có đau khôngnieng rang co dau khong

Tin liên quan:

Nguồn nhakhoaphuong.com

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Elmich | Sức Khỏe Răng Xinh | Sức Khỏe Răng Xinh | Sức Khỏe Răng Xinh