Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

8 loại thức uống xử lý nhiệt miệng hiệu quả

8 loại thức uống xử lý nhiệt miệng hiệu quả


Dấu hiệu bị nhiệt miệng là xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở lợi, đầu lưỡi... Khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ "vất vả". Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh như stress, nhiễm khuẩn ở răng miệng, chấn thương niêm mạc miệng, thiếu vitamin...

Theo quan niệm Đông y cổ truyền và các chuyên gia về sức khỏe, sau đây là những đồ uống lí tưởng nhất cho người bị nhiệt miệng, vừa thanh nhiệt, vừa có tác dụng làm mát, xoa dịu cơ thể khi bị nóng trong người.

1. Chè tươi

chữa nhiệt miệng
Chè xanh
Uống nước chè tươi hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng bảo vệ răng miệng rất hiệu quả do bản chất chống oxy hóa. Có thể dùng ống hút khi uống nước để giảm đau.

2. Nước cam

chữa nhiệt miệng
Nước cam
Trong nước cam có chứa hàm lượng vitamin C cao, rất có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nước cam có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm có hiệu quả, do đó sẽ rất có ích cho những người bị nhiệt miệng.

3. Trà xanh

chữa nhiệt miệng
Trà xanh
Trà xanh có tính kháng khuẩn cao, do đó chúng ta không thể bỏ qua loại tinh chất đặc biệt này, trong trà xanhh có chứa hoạt chất kháng oxy hóa có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, uống quá nhiều hoặc đun quá đặc sẽ gây tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm.

Theo tiến sĩ Zuo Feng Zhang, nhà nghiên cứu dịch tễ học của Đại học Maryland, mỗi người nên dùng 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe, nhiều nghiên cứu khác thì cho rằng dùng hạn chế tối đa 10 tách trà xanh/ ngày tốt cho sức khỏe nếu bạn không bị trà xanh gây mất ngủ..

4. Nhân trần

Theo các y thư cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp. Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều, dùng nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc có pha chút mật ong.

5. Bột sắn dây

chữa nhiệt miệng
Bột sắn dây
Theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 – 15 g/ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, pha loảng với nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ cho uống chính tốt hơn uống sống.

6. Rau má

chữa nhiệt miệng
Rau má
Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe, trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.

7. Nước khế chua

Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt

8. Rau diếp cá

chữa nhiệt miệng
Rau diếp cá

Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Gần đây Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy trong rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng. Chúng ta có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, dùng cả nước để uống và ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.

Các bác sĩ khuyên rằng khi bị nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng (Vitamin nhóm B, Vitamin C, Vitamin A, Kẽm, Sắt…) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và nhanh làm lành vết thương. Nên ăn các loại thịt như ngan, vịt và các loại cá nước ngọt. Nên ăn nhạt.

Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

6 triệu chứng lão hóa răng

6 triệu chứng lão hóa răng


Bạn có biết rằng răng của bạn đang trong quá trình bị lão hoá. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra tiêu chuẩn hàm răng chắc khỏe là không bị sâu, không bị nhức, màu sắc bình thường, không chảy máu chân răng. Tuy nhiên, khi sức khỏe răng miệng ở vào những tình trạng dưới đây, thì đó gọi là triệu chứng "lão hoá răng".

1. Răng nhạy cảm

lão hoá răng
Biểu hiện là khi ăn các đồ quá lạnh, nóng, chua, ngọt, răng sẽ xuất hiện triệu chứng ê buốt. Do bề mặt răng mài mòn theo tuổi tác, men răng bị mất đi, dẫn đến hiện tượng lộ ngà răng khiến răng dễ ê buốt khi gặp phải các kích thích. Do vậy, hãy hạn chế ăn những thức ăn gây kích thích răng và thức ăn chứa axit bào mòn men răng, dùng dụng cụ hỗ trợ khi ăn những thức ăn có vỏ quá cứng, từ bỏ thói quen đánh răng theo hướng ngang.

2. Lợi sưng, chảy máu chân răng

Nếu lợi bị sưng, kèm theo chảy máu, khả năng do lợi bị viêm. Nếu như trong lúc đánh răng hay nhai thức ăn phát hiện răng chảy máu, cũng cần lưu tâm, viêm lợi không xử lý kịp thời sẽ phát triển thành viêm nha chu.

3. Sâu răng

lão hoá răng
Răng sâu
Theo sự tăng dần của tuổi tác, niêm mạc khoang miệng cũng xuất hiện hiện tượng co hẹp lại, khiến lợi cũng co lại, và khoảng cách giữa các răng rộng hơn. Nếu không chú trọng bảo vệ khoang miệng, để thức ăn lưu lại, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi trên bề mặt răng, khiến tỷ lệ sâu răng tăng cao, không kịp thời điều trị có thể dẫn đến viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng. Dự phòng răng bị sâu ngoài việc dùng kem đánh răng chứa flour và đánh răng đúng cách, còn cần sử dụng chỉ nha khoa. Khe răng của người có tuổi thường khá rộng, sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ được vi khuẩn ở khe răng, phòng chống vi khuẩn phá hoại răng và lợi. Sau bữa ăn nếu xỉa răng thì nên dùng tăm có đầu vuông và không xỉa quá mạnh.

4. Bề mặt răng không sáng, có vết nứt

Do men răng bị bào mòn bởi axit trong khoang miệng quá nhiều, ngoài việc răng bị giòn, và xuất hiện vết nứt, còn khiến răng biến màu, không trắng sáng. Răng ở độ tuổi thanh niên mà xuất hiện tình trạng này nên cẩn thận giữ gìn răng hơn. Để phòng ngừa, cần thiết thay đổi tình trạng dư axit của khoang miệng, uống ít đồ uống chứa thành phần axit cacbonic, tránh nhai những thức ăn quá cứng dễ gây vỡ, mẻ răng.

5. Hôi miệng

lão hoá răng
Hôi miệng
Hôi miệng kéo dài, nếu không phải là do các nguyên nhân như bệnh dạ dày, bệnh phổi,... thì có thể là vấn đề từ khoang miệng. Trước hết cần xử lý tình trạng các răng bị sâu, sau bữa ăn dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, nếu lợi bị viêm nên nhanh chóng điều trị, uống thuốc thích hợp. Răng miệng sạch sẽ căn bản sẽ loại bỏ được chứng hôi miệng.

6. Răng lỏng lẻo

Nếu như lợi bị viêm, chảy máu lợi đồng thời lại xuất hiện tình trạng răng bị lỏng lẻo, hoặc chân răng bị lộ, khả năng đã bị viêm nha chu. Viêm nha chu phần lớn do vệ sinh khoang miệng kém, vi khuẩn cao răng tích tụ lâu ngày, cao răng sẽ gây kích thích lợi, tạo thành viêm. Do đó, cần thiết giữ vệ sinh khoang miệng, sáng tối đánh răng, súc miệng sau ăn, không hút thuốc, cân bằng độ pH trong khoang miệng.

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

3 phương pháp tự làm sạch vôi răng tự nhiên

3 phương pháp tự làm sạch vôi răng tự nhiên


Hầu hết tất cả mọi người đều có vôi răng tùy thuộc vào mức độ ít hay nhiều. Vôi răng không tốt cho răng, là nguyên nhân chủ yếu gây lên các bệnh về răng miệng, gây hậu quả rất lớn về sau này nếu chúng ta không có biện pháp làm sạch vôi răng. Dưới đây Nha Khoa Phương xin chia sẻ 3 phương pháp làm sạch cao răng một cách tự nhiên như sau:

1. Sử dụng kem đánh tan cao răng từ vỏ chanh và muối biển

lấy cao răng
Muối
Chuẩn bị: - 1quả chanh tươi - 1 thìa cafe bột nở - 1 thìa cafe muối biển.

Cách làm:
Gọt lấy vỏ của quả chanh sau đó thái nhỏ, nếu có thể xay nhuyễn thì xay vỏ chanh thật nhỏ để trộn đều với bột nở và muối biển. Bạn có thể thêm vào một chút nước sôi để nguội để hỗn hợp không quá khô mà sền sệt giống kem đánh răng. Dùng hỗn hợp lấy cao răng này để chà lên răng của bạn bằng bàn chải mềm. Hỗn hợp sẽ dần đánh bay những mảng bám và cao răng xung quanh bề mặt răng.
Dung dịch muối và giấm là nước súc miệng hữu hiệu cho bạn loại bỏ cao răng

2. Tự chế kem đánh răng Dâu tây và bột nở

lấy cao răng
Bột nở
Chuẩn bị: 1 quả dâu tây , 1/2 thìa cafe bột nở.

Cách làm: Nghiền thật nhuyễn trái dâu tây cho vào cái bát và trộn đều với bột nở. Hỗn hợp này dùng để chà lên răng của bạn với một chiếc bàn chải mềm, bàn chải đánh răng thường bày của bạn cũng được. Thật nhẹ nhàng để chà hỗn hợp này xung quanh bề mặt răng, và sâu bên trong các kẽ răng. Sau khoảng 5-7 phút thì bạn có thể đánh lại răng với kem đánh răng để làm sạch hỗn hợp. Ngay lập tức bạn sẽ thấy vẻ sáng bóng của răng bởi tác dụng của axit malic trong dâu tây. Thực hiện phương pháp lấy cao răng tự nhiên này một thời gian và làm mỗi tuần một lần bạn sẽ có một hàm răng trắng sáng.

3. Nước súc miệng từ dấm

lấy cao răng
Dấm
Chuẩn bị: 2 thìa dấm , 1/2 thìa muối , 1 nửa bát con nước ấm

Cách làm: Cho dấm, muối vào bát nước ấm và hòa tan chúng lại với nhau tạo thành một dung dịch dùng để ngậm và xúc miệng. Những thành phần trong dung dịch súc miệng này có công dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ cao răng, không những thế nước súc miệng lấy cao răng này còn giúp bạn loại bỏ vi khuẩn có hại trong miệng, sát trùng và tránh viêm lợi, bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.

Những phương pháp trên đều tương đối hiệu quả, đặc biệt là ngăn ngừa hình thành vôi răng. Nhưng trường hợp răng bị dính quà nhiều vôi răng (nhiều người từ nhỏ đến lớn chưa đi lấy vôi răng lần nào) chúng tôi khuyên bạn nên đến các trung tâm nha khoa thật sự có uy tín để điều trị. Đó là cách tốt nhất ngăn ngừa bệnh hôi miệng, tụt lợi,bệnh nha chu, rụng răng sớm...

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong



Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Elmich | Sức Khỏe Răng Xinh | Sức Khỏe Răng Xinh | Sức Khỏe Răng Xinh