Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Mẹ nên cân nhắc khi cho con dùng bàn chải đánh răng điện

Theo một nghiên cứu mới đây, các chuyên gia chăm sóc răng miệng đều cho rằng không nên cho trẻ dưới 7 tuổi dùng bàn chải đánh răng điện.



Để trẻ có một hàm răng khỏe mạnh và đảm bảo thẩm mĩ, thói quen vệ sinh răng miệng là chìa khóa quan trọng. Vì vậy, các bác sĩ nhi khoa tư vấn cho các bà mẹ dùng gạc chuyên dụng hoặc khăn mềm để lau sạch răng cho trẻ ngay từ khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên. 



Đến khi trẻ được 2 tuổi trở đi, trong khoảng thời gian 6 tháng cho đến một năm, các bà mẹ có thể hướng dẫn thành công để con tự mình đánh răng. Nhưng trẻ ở độ tuổi này khá hiếu động, ý thức tự giác chưa tốt, hơn nữa có bé còn không thích đánh răng, vì vậy bố mẹ vẫn phải giám sát và kèm “sát sạt” việc đánh răng mỗi ngày của con. Việc này gây ra không ít phiền toái và làm mất thời gian nên nhiều bà mẹ đã chọn giải pháp cho dùng bàn chải đánh răng điện.  



Bàn chải đánh răng điện có giá đắt gấp nhiều lần so với bàn chải đánh răng thường nhưng sau một thời gian sử dụng, nhiều trẻ luôn nói miệng đau, khi đến bác sĩ kiểm tra mới biết nướu răng của các em bị sưng đỏ lên. 



Trên thực tế, nguyên nhân không phải do bàn chải đánh răng điện mà là do cách sử dụng, cách cầm bàn chải của trẻ. Nguyên tắc vận hành của bàn chải đánh răng điện là dựa vào tốc độ quay của đầu bàn chải để tạo thành độ rung ở tần số cao khiến kem đánh răng ma sát vớ bề mặt răng sản sinh ra các lớp bọt thâm nhập vào các kẽ răng. Đồng thời, các lông bàn chải thúc đẩy lưu thông máu, một số bàn chải còn có lớp cao su mềm đặc dụng có hiệu quả massage.


Mẹ nên cân nhắc khi cho con dùng bàn chải đánh răng điện 1

Nguyên nhân của những nguy hiểm không phải do bàn chải đánh răng điện mà là do cách sử dụng, cách cầm bàn chải của trẻ. (Ảnh minh họa)


Tuy nhiên, không giống như người trưởng thành, nướu răng của trẻ em còn mềm, yếu nên không chịu được lực tác động của bàn chải đánh răng điện trong thời gian dài và thường bị thương tổn. 



Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp trẻ cầm bàn chải và tác động lực tỳ khiến bàn chải tác động một lực lớn hơn lên bề mặt răng, nhiều trẻ lại giữ nguyên vị trí bàn chải khiến đầu bàn chải quay qua quay lại một chỗ trong thời gian dài. Làm như vậy rất dễ gây tổn thương nướu răng và mài mòn men răng. 



Vì vậy, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo bạn không nên cho trẻ dưới 7 tuổi sử dụng bàn chải đánh răng điện. Nếu vẫn muốn sử dụng thì bạn nên cho trẻ dùng cả hai loại bàn chải đánh răng điện và bàn chải đánh răng thông thường. Bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm, đầu nhỏ, điện năng thấp. 



Một số chú ý khi đánh răng cho trẻ



- Dùng kem đánh răng dành cho trẻ nhỏ, chỉ dùng lượng nhỏ bằng hạt đậu.



- Thời gian đánh răng phù hợp là 3 phút/lần, mỗi ngày đánh răng 1 – 2 lần. 



- Hai phút đánh răng đầu tiên có thể tập trung vào phần trên và dưới ở bên trong của hàm răng, di chuyển bàn chải từ từ và vòng quanh giống như bạn đánh răng của mình. 



- Phút cuối cùng nên tập trung vào phần trên và phần dưới của răng cửa, chải sạch cả các phần gần lưỡi và môi.



- Chú ý cho trẻ súc miệng thật sạch (nghe thấy tiếng ùng ục trong miệng trẻ là được) để tránh kem đánh răng còn sót lại trong miệng.


Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

VÌ SAO PHỤ NỮ DỄ BỊ VIÊM LỢI KHI MANG THAI

Trong thời gian mang thai,sự thay đổi về lượng các hormon làm tăng mức nhạy cảm của hệ thống miễn dịch tại chỗ của lợi đối với các vi khuẩn trong mảng bám răng.Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh răng miệng hay gặp ở phụ nữ có thai như: viêm lợi thai nghén,sâu răng và các biến chứng như viêm tủy,viêm quanh răng.Viêm lợi thường rõ vào tháng thai thứ 2,tăng nặng nhất vào tháng thứ 8 biểu hiện lợi sưng đỏ,đụng nhẹ vào đã chảy máu và có thể kéo dài tới 6 tháng sau khi sinh.Mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào sức khỏe lợi trước khi mang thai.Viêm lợi thai nghén sẽ tránh được và kiểm soát tốt nếu làm sạch được mảng bám răng và bổ sung đầy đủ các vi chất( Ca,Fl,P…), vitamin.


Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

LÊN MENU GIÚP BẠN ĐÁNH BẠI BỆNH HÔI MIỆNG

- Các loại củ có mùi nồng

Các ấy biết không, những rau, củ như tỏi và hành thường có mùi rất nồng lại có chứa chất lưu huỳnh nên nó sẽ khiến chúng ta bị hôi miệng. Thế nên, các ấy nên tránh ăn chúng khi không có điều kiện xúc miệng, đánh răng ngay sau đó nghen!


- Các chất kích thích

Lý do vì rượu, bia, thuốc lá, cafe… có thể làm chúng mình bị khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này góp phần không nhỏ trong công cuộc tạo ra “rau mùi” cho miệng của các bạn đấy!

- Thức ăn giàu protein

Các món ăn quen thuộc với chúng mình như thịt bò, cá... thường có chứa một loại vi khuẩn đặc biệt. Thông thường, chúng là những “anh hung” giúp chúng mình cân bằng đường ruột, tránh đau bụng. Tuy nhiên, nếu các ấy quên không đánh răng trước khi đi ngủ thì những mẩu thịt, cá bám trong kẽ răng sẽ bị loại vi khuẩn này phân hủy. Kết quả là hôm sau, miệng chúng mình sẽ “tha hồ” mà bốc mùi đó các ấy ạ!

- Măng tây

Mặc dù hầu hết các loại măng đều không tốt cho sức khỏe răng miệng nhưng các nha sĩ đặc biệt nhấn mạnh rằng, để hạn chế hơi thở rau mùi, các ấy nên tránh xa măng tây nhé! Lý do vì nó có chứa chất mecaptan methyl và asparagine. Hai loại chất này kết hợp lại sẽ trở thành kẻ thù số một của răng miệng, khiến chân răng yếu dần và tạo mùi cho khoang miệng.

- Còn hãy kết thân với những thực phẩm đáng yêu này nhá!

Một số loại cỏ cây và thảo mộc

Các thảo mộc như lá bạc hà, hương thảo, khuynh diệp… có khả năng chiến đấu với mùi khó chịu trong hơi thở rất tốt. Ấy có thể nhai hoặc pha nước uống trà để thu được kết quả tốt nhất ha!


Bổ sung hoa quả và rau xanh

Cần tây, cà rốt, táo, cam, quýt… đặc biệt là những loại có chứa nhiều vitamin C và chất xơ đều có khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm nướu, lợi. Ngoài ra, chúng còn có công dụng diệt vi khuẩn gây mùi cho chúng mình cực tốt nữa cơ.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin D





Các ấy biết không, sữa chua, pho mát cùng các món ăn có chứa nhiều vitamin D có tác dụng diệt vi khuẩn hữu hiệu. Đó chính là “bạn đồng hành” giúp chúng ta giảm đi nỗi lo về chứng hôi miệng đáng ghét đó!


Kẹo cao su không đường

Tuy không thể bằng đánh răng nhưng việc sử dụng kẹo cao su cũng giúp hơi thở của bạn được cải thiện ngay lập tức. Nhưng có một lưu ý nhỏ là các ấy không nên dùng loại có đường vì chúng sẽ tạo ra các mảng bám đấy!

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

NHỮNG BỆNH RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI

1.Sự thay đổi ở niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng trở nên mỏng, nhẵn, khô, giảm tính đàn hồi, dễ bị thương nhưng lâu lành.

Đặc biệt, sự thay đổi của tuyến nước bọt: quá trình lão hóa làm cho các nhu mô tuyến giảm dần mà thay vào đó là mô mỡ và mô liên kết,
do đó làm giảm tiết nước bọt và là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu, cảm giác nóng bỏng miệng,...

Sự thay đổi ở răng: răng trở nên sậm màu, giòn, dễ nứt.

2. Bệnh sâu răng

Ở người lớn tuổi, sâu chân răng thường đi kèm với tụt nướu do bệnh nah chu và tình trạng khô miệng.

Nguyên nhân bệnh sâu răng: do vi khuẩn tác động lên thực phẩm (chủ yếu là chất bột đường), tạo ra acid phá hủy cấu trúc răng tạo ra lỗ trên bề mặt gọi là sâu răng.

3. Bệnh nha chu

Bệnh nha chu là vấn đề lớn đối với sức khỏe răng miệng của người cao tuổi. Nếu không có sự can thiệp đúng lúc sẽ dẫn đến sự tiêu xương, tiêu dây chằng xung quanh răng, lung lay răng và cuối cùng là mất răng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nha chu và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu tăng theo tuổi.

3. Bệnh loạn năng thái dương hàm

Tình tạng biến đổi thoái hóa, viêm xương - khớp, mất răng lâu ngày không được phục hồi là nguyên nhân phổ biến gây nên những tổn thương trên diện hớp và đĩa khớp dẫn đến tình trạng loạn năng thái dương hàm.

Triệu chứng: đau vùng khớp thái dương hàm, mỏi hàm, cử động hàm dưới bị giới hạn (khó há miệng), có tiếng kêu ở khớp.


4. Khô miệng

Quá trình tích tuổi làm thay đổi tuyến nước bọt, nước bọt nhầy và quánh hơn, dễ tạo mảng bám, tạo mọi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.

Nguyên nhân: giảm tiết nước bọt do tiểu đường, viêm thần kinh, thiếu máu ác tính, do thuốc, do thoái hóa mô, do xạ trị vùng đầu, mặt,...

Thiếu nước bọt làm cho môi nóng bỏng, lưỡi nứt, niêm mạc miệng khô, dày trắng và hôi, làm lưu giữ thức an, nhai nuốt khó khăn vì nước bọt rất cần thiết để làm trơn và đóng viên thức ăn.

5. Mòn răng và ê buốt răng

Nguyên nhân
Sinh lí: thời gian sử dụng
Thực phẩm: nhiều chất xơ và acid
Chải răng không đúng phương pháp
Nghiến răng
Hậu quả
Đau khớp, gãy răng, đau khớp thái dương hàm, khó ăn nhai

6. Ung thư miệng

50% ung thư miệng di căn khi phát hiện nên tỉ lệ sống sót thấp. Yếu tố, nguy cơ: thuốc lá, ăn trầu, uống rượu. 60% ung thư miệng liên quan đến ăn trầu và uống rượu.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

ĐỂ BÉ THÍCH ĐÁNH RĂNG MỖI NGÀY CÁC MẸ LƯU Ý CHỌN BÀN CHẢI NHÉ

Việc vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp bé có một hàm răng chắc khỏe và định hình tốt cho những chiếc răng tiếp theo. Nhưng làm thế nào để mua bàn chải đánh răng sao cho phù hợp với con nhất. Sau đây, Nha khoa Phương chia sẻ với bạn cách chọn bàn chải đánh răng cho bé được bật mí từ các nha sỹ nhé!

Với một em bé khi bắt đầu nhú lên những chiếc răng sữa đầu tiên thì khi ấy cha mẹ trẻ có thể bắt đầu phải chú ý về sinh răng miệng cho trẻ. Và khi trẻ ở độ tuổi 1 tuổi trở đi, cha mẹ trẻ có thể hướng dẫn trẻ cách đánh răng để làm sao khi trẻ 3 tuổi thì có thể tự đánh răng một mình đúng cách. Nếu bạn đang có ý định chọn mua bàn chải đánh răng cho bé, thì hãy xem qua những lưu ý dưới đây được chia sẽ bởi các nha sỹ.

- Khi tìm kiếm một bàn chải đánh răng cho bé từ 1-3 tuổi, bạn nên đặc biệt chú ý lựa chọn những chiếc bàn chải có lông bàn chải mềm.

- Khi lựa chọn các loại bàn chải đánh răng cho bé, bạn nên hướng sự lưu ý của mình tới đầu của bàn chải đánh răng. Đầu của bàn chải đánh răng dùng cho bé nên luôn luôn phải nhỏ để phù hợp với miệng của con bạn một cách dễ dàng. Một bàn chải đánh răng với một đầu bàn chải lớn sẽ chỉ làm tổn thương con của bạn.






- Chọn đầu bàn chải đánh răng có kích thước nhỏ và có hình tròn

Ngoài ra, bạn nên chọn đầu bàn chải đắng răng cho con hình tròn thay vì nhiều loại hình dáng khác. Bởi vì bàn chải đánh răng có đầu hình tròn sẽ không làm tổn thương nướu của con bạn.

- Bạn cũng nên lưu ý tới hình dáng và màu sắc khi lựa chọn mua bàn chải đánh răng cho các bé. Một chiếc bàn chải đánh răng được thiết kế với hình dáng lạ mắt hoặc có các nhân vật hoạt hình yêu thích của chúng sẽ là trực quan hấp dẫn nhất thúc đẩy trẻ tích cực đánh răng hàng ngày.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu bàn chải đánh răng từ cao cấp đến bình dân dành cho bé, có những bàn chải đánh răng được nhập khẩu từ các nước khác… có các mức giá rất khác nhau. Tùy theo túi tiền mà bạn có thể lựa chọn một loại bàn chải đánh răng tốt nhất cho bé nhưng nên chú ý lựa chọn những loại bàn chải đánh răng của những nhà sản xuất uy tín và chất liệu tạo thành phẩm của bàn chải nên bằng nhựa cao cấp hoặc silicon.

Khi mua bàn chải đánh răng cho bé cần quan tâm đến các thương hiệu uy tín an toàn

Ngoài ra, để vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé và đáp ứng sự phát triển liên tục cho răng của trẻ, cha mẹ nên thay đổi bàn chải 3 tháng/ lần cho con nhé!


Nguồn : Nha khoa Phương

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Cao răng, viêm nướu và các bệnh mãn tính

Khi có nhiều mảng bám tích tụ trên răng miệng hoặc bị viêm nướu bạn phải coi chừng vì những dấu hiệu này có liên quan với nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, chứng mất trí...

  
Cao răng = Sức khỏe răng miệng kém

Mảng bám thường do các vi khuẩn hình thành và sống trên mô nướu răng, răng và thân răng. Nếu răng liên tục các hình thành các mảng bám khi ăn hoặc uống thực phẩm nhiều đường hoặc tinh bột thì đây là môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn.

Những mảng bám dính hình thành lâu sẽ phá hủy các men răng dẫn đến tình trạng sâu răng. Ngoài ra, các mảng bám tích tụ cũng có thể dẫn đến các bệnh về lợi - viêm nướu, sưng nướu răng, chảy máu chân răng.

Viêm nướu = nhiều bệnh nghiêm trọng khác

Đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy sự liên quan giữa các bệnh nha chu và một số bệnh khác như bệnh tim, tiểu đường, chứng mất trí, thấp khớp, viêm khớp, đẻ non…

Các bác sỹ nha khoa tin rằng vi khuẩn trong răng miệng có thể rời hệ mạch “chu du” tới các cơ quan trong cơ thể gây bệnh. Vì thế, khi bị viêm nướu, không đơn giản là bệnh răng miệng mà có thể là sự viêm nhiễm toàn thân.

Bệnh nướu răng = bệnh tim

Qua nhiều năm, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu răng và bệnh tim. Những bệnh nhân mắc bệnh ở lợi có nhiều khả năng phải hứng chịu những cơn đau tim. Và không có gì ngạc nhiên nếu bác sỹ tim mạch hỏi một số câu hỏi liên quan đến bệnh nướu răng.

Do đó, cần thăm khám nha sỹ định kỳ, nắm rõ tiền sử bệnh tật gia đình để phòng ngừa bệnh từ xa.

Bệnh ở lợi = bệnh tiểu đường

Nếu mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ bị viêm lợi rất cao do cơ thể người bệnh dễ bị nhiễm trùng.

Bệnh nướu răng = chứng mất trí

Nếu tuổi trẻ mắc bệnh răng miệng, nguy cơ mất trí ở tuổi già là có thể.


Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu lợi với chứng mất trí nhớ nhẹ.

Bệnh nướu lợi = viêm khớp dạng thấp

Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị bệnh nha chu.

Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy những người bị viêm khớp dạng thấp nặng với biểu hiện đau, sưng và cứng khớp vào buổi sáng sau khi điều trị bệnh nướu lợi, bệnh tình đã thuyên giảm hơn hẳn.

Bệnh nướu lợi = Đẻ non

Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh nha chu và sinh non cho thấy những thai phụ bị bệnh nướu lợi có nhiều khả năng bị sinh nở sớm hơn dự kiến.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu thai phụ điều trị khỏi bệnh răng miệng trước khi thai được 35 tuần tuổi sẽ ít có nguy cơ đẻ non hơn so với những thai phụ không được điều trị.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Elmich | Sức Khỏe Răng Xinh | Sức Khỏe Răng Xinh | Sức Khỏe Răng Xinh