Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Nguy cơ bị… móm chỉ vì bệnh viêm nha chu

Chào bác sỹ!

Dạo gần đây, vùng răng miệng của em bỗng xuất hiện những biểu hiện vô cùng bất thường. Đó là nướu bị viêm đỏ, dễ chảy máu, chảy mủ, thậm chí đôi lúc em còn có cảm tưởng như răng mình lung lay sắp gãy đến nơi vậy. Tình trạng này gây khó khăn rất nhiều cho sinh hoạt của em, nó khiến em không ăn uống được gì nên cơ thể suy yếu một cách trầm trọng. Mong bác sĩ giải đáp giúp liệu em đang mắc phải bệnh gì và cách chữa trị như thế nào ạ? Em xin cảm ơn! (mimin...@yahoo.com)

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã bị bệnh viêm nha chu.

Nguyên nhân gây bệnh chính là các vi khuẩn hiện diện trong mảng bám răng. Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất hiện khi chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hay khi tâm lý căng thẳng làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Bệnh nha chu thường diễn biến qua 2 giai đoạn: viêm nướu và viêm nha chu.

- Ở giai đoạn nướu bị viêm, nếu được điều trị kịp thời, bệnh sẽ khỏi hẳn.

- Nếu không chữa, viêm nướu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng phá hủy mô và gây viêm nha chu. Lúc đó, dù điều trị thế nào cũng không thể hồi phục như cũ vì bệnh đã phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới nướu như xương, dây chằng nha chu và xê-măng.

Có những trường hợp phản ứng viêm bị che lấp nên khó nhận biết trong khi xung quanh chân răng đã hình thành các sang thương bệnh lý như mất bám dính, xương ổ bị phá hủy tạo thành một tổn thương thực thể gọi là túi nha chu. Trong các túi này, tình trạng nhiễm trùng tiếp tục phát triển. Dần dần, bệnh càng tiến triển khiến hiện tượng tiêu xương ngày một trầm trọng, răng lung lay, đôi khi không thể giữ được và phải nhổ đi.

Thông thường có 4 loại điều trị căn bản được áp dụng khi bị viêm nha chu: khẩn cấp, không phẫu thuật, phẫu thuật và duy trì. Điều trị không phẫu thuật có tỷ lệ áp dụng cao nhất, là bước điều trị đầu tiên trong bệnh nha chu, gồm 2 bước. Ở bước sơ khởi, nha sĩ sẽ đánh giá các yếu tố thuận lợi cho sự lưu giữ mảng bám, cản trở vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám vi khuẩn và loại bỏ các yếu tố đó bằng cách:

- Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám không đúng kỹ thuật.

- Chỉnh sửa hoặc thay thế những phục hình không đúng kỹ thuật.

- Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được).

- Cố định răng (nếu răng lung lay).

- Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết).

- Cạo cao răng - xử lý mặt gốc răng. Với những trường hợp viêm nướu, nó sẽ cho kết quả rất khả quan.

Vì bệnh nha chu thường xảy ra không rõ ràng, phần lớn thời gian diễn tiến không kèm theo triệu chứng đau đặc hiệu nên bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất hãy đến bệnh viện chuyên khoa để khám trực tiếp, từ đó có hướng điều trị cụ thể cho trường hợp của mình.

Ngoài ra em cũng nên chú ý thực hiện những điều sau:

- Đánh răng đều đặn sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu, đảm bảo được sức khỏe răng miệng.

- Sáu tháng 1 lần phải khám răng định kỳ và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Nguồn nhakhoaphuong.com

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

5 thói quen giúp bạn sở hữu răng trắng, khỏe

Đánh răng đúng cách sẽ giúp răng miệng vừa trắng vừa khỏe đấy nhé!

Đánh răng với nước ấm

Thành phần chính trong kem đánh răng là chất ma sát và fluoride. Một nghiên cứu thực nghiệm phát hiện, những chất này sẽ phát huy tác dụng tốt nhất ở nhiệt độ 37 độ C. Vì vậy, đối với những người có thói quen đánh răng với nước lạnh có thể làm hạn chế công dụng của kem. Hơn nữa, nước lạnh rất dễ làm tổn thương ngà răng, không tốt cho lợi và nướu răng.

Ngoài ra, các nha sỹ cũng cho biết, đánh răng bằng nước ấm có thể tránh được tình trạng sốc nhiệt gây đau đầu, chóng mặt... do đây là môi trường gần với nhiệt độ cơ thể nhất đấy!

Đánh răng đúng cách

Nhiều người có thói quen chải răng theo chiều ngang. Cách chải này sai hoàn toàn. Đánh răng ngang trên mặt răng nói khác đi giống như hành động mài răng, không thể loại bỏ những cặn thức ăn dư thừa mà còn có thể gây ra những khuyết tật cho răng như viêm nướu, viêm nha chu hay răng nhạy cảm....

Cách tốt nhất là để mặt bàn chải nghiêng 45 độ so vơi bề mặt răng, đánh theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ, không đánh quá mạnh tay. Đánh răng mỗi hàm với thời gian tối thiểu từ 1-2 phút . Không nên chải răng quá mạnh, chỉ cần chải đúng cách, nhẹ nhàng.

Đánh răng sau bữa ăn 20 phút

Hầu hết, chúng ta đều có thói quen đánh răng sau khi thức dậy và sau đó ăn sáng. Điều này không hiệu quả cho sức khỏe răng miệng vì các thành phần trong kem đánh răng chẳng có nhiều thời gian để lưu lại trên răng và phát huy tác dụng mà lại "trôi" theo bữa ăn sáng xuống dạ dày.

Vì vậy, hãy đánh răng sau bữa ăn 20 phút. Súc miệng sau khi thức giấc, ăn sáng và đánh răng sau đó 20 phút là thời điểm đánh răng lành mạnh nhất. Đặc biệt là sau khi uống các đồ uống hoặc ăn trái cây có tính axit.

Không đánh răng quá nhanh hoặc quá lâu

Nhiều người quan niệm rằng, đánh răng càng lâu càng sạch. Điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng vì lợi và men răng có khả năng bị tổn thương rất cao, gây chảy máu, viêm nhiễm.

Mặt khác, việc đánh răng quá nhanh có thể khiến các mảng bám không được tiêu diệt sạch, lâu dần gây phá hủy men răng. Thời gian đánh răng hiệu quả nhất là khoảng 2 phút. Súc miệng trước khi đánh sẽ giúp cho kem đánh răng hoạt động tốt hơn so với hành động ngược lại.

Đánh răng với lực vừa phải

"Đánh răng với một lực vừa phải rất quan trọng trong khâu vệ sinh răng miệng. Lực bạn sử dụng để đánh răng tưởng rằng như rất nhẹ, nhưng thực tế lại là lớn vì lực đó chỉ tập trung ở một khu vực nhỏ”, giáo sư Peter Heasman, chuyên gia răng miệng ở trường Đại học Newcastle (Anh) cho biết. Vì thế, nếu dùng lực quá nhiều khi đánh răng, bạn có thể làm tổn thương nướu, gây rách nướu, chảy máu và yếu chân răng đấy nhé!

Nguồn nhakhoaphuong.com

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Báo động sức khỏe khi nghiến răng quá nhiều

Em là con gái, 15 tuổi. Ngay từ hồi còn nhỏ em đã có một tật xấu là nghiến răng trong lúc ngủ. Càng lớn thì hiện tượng này càng xuất hiện với tần suất nhiều hơn, không chỉ lúc ngủ mà cả những khi em chú tâm vào làm việc gì đó như xem tivi hay đọc sách là vô thức em lại nghiến răng, thậm chí có lần nghiến mạnh đến sái cả hàm, đau hết một bên má thì em mới giật mình nhận ra. Mong bác sĩ tư vấn cho em cách điều trị dứt điểm tật xấu này với ạ! Em xin cảm ơn! (minh.tr...@gmail.com).


Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em chỉ bị tật nghiến răng đơn thuần mà thôi.

Đây là hiện tượng nghiến hoặc xiết chặt một cách quá mức của các răng ở hai hàm trên và dưới xảy ra ở mọi lứa tuổi, có thể phát ra tiếng ken két hoặc không. Nghiến răng hay diễn ra vào lúc ngủ, nhất là khi ngủ sâu. Đôi khi cũng thấy nghiến răng ban ngày, khi bị căng thẳng hay lo âu.
Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng này cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có

2 nguyên nhân chính thường liên quan đến tật nghiến răng là:

- Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, không thẳng hàng, không khít khi khép dẫn đến chỗ tiếp xúc không ăn khớp nên theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, nghiến chặt lại.

- Stress: nguyên nhân tâm lý cũng có thể làm người bệnh cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động hay xúc cảm quá mức. Nghiến răng được xem là phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và phần lớn là ở những người có hệ thần kinh dễ bị kích thích. Ban đêm, khi ngủ, stress có thể gây nên một áp lực đối với răng, làm hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.

Hiện tượng này xảy ra thường xuyên cũng không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nghiến răng mạnh đến mức gây ra tiếng ken két trong lúc ngủ và gặp phải các triệu chứng tiêu cực như:

- Mòn răng: tùy mức độ nghiến răng, thời gian nghiến răng và độ cứng mô răng mà mức độ mòn răng là nhiều hay ít. Mặt tiếp xúc của răng bị mòn thấp xuống trở nên phẳng dẹt. Có nhiều trường hợp nghiến răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn ở mặt ngoài răng trước dưới và mặt trong răng trước trên.

- Lộ phần lớp ngà bên trong men răng làm tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.

- Có thể bị nhức đầu âm ỉ mỗi sáng thức dậy.

- Đau tai do co thắt mạnh cơ hàm.

- Co, căng và đau cơ hàm.

- Rối loạn cơ và khớp thái dương hàm (cử động khó hoặc phát tiếng kêu).

Điều trị tật nghiến răng trước tiên nhằm ngăn ngừa tổn thương vùng răng miệng và giảm đau các cơ nhai, cơ vùng mặt. Tùy theo nguyên nhân nghiến răng có phác đồ điều trị thích hợp như sau:

- Nếu bị stress: Điều trị chủ yếu bằng tâm lý liệu pháp và thư giãn (thể dục, thiền tâm...). Có thể sử dụng thuốc gây giãn cơ để tạm thời giảm co thắt cơ hàm. Việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.

- Do cắn khớp: cần đến khám bác sĩ răng hàm mặt, có thể sẽ phải làm chỉnh hình răng để có khớp cắn tốt hơn, hoặc bác sĩ sẽ có những dụng cụ giúp bảo vệ răng tránh tổn thương trong trường hợp nghiến răng quá nặng. Hiện nay, dụng cụ giúp hạn chế tật nghiến răng là mang máng nhai. Dụng cụ này có tác dụng ngăn chặn sự phá hại răng, làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương - hàm.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Nguồn nhakhoaphuong.com


Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Những cách ăn uống gây hại cho răng

Những tác hại do những điều này gây ra không hề nhỏ đến răng chúng ta đâu nhé!

Ăn quá nhiều đồ ăn lạnh

Vào mùa hè nóng nực, chúng ta thường “kết bạn” với rất nhiều loại đồ ăn, đồ uống lạnh mà không hề chú ý tới tác hại của nó với răng miệng. Nó không chỉ gây đau nhức răng khi ăn, mà về lâu dài, cách ăn uống này còn có thể gây rất nhiều bất lợi cho răng của bạn.

Khi ăn quá nhiều đồ lạnh hoặc để răng tiếp xúc trực tiếp với những đồ ăn quá lạnh, lớp men răng của chúng mình sẽ bị tác động một cách trực tiếp. Thậm chí, nó còn xuyên qua lớp men răng, ảnh hưởng xấu, gây đau buốt, sứt tủy, ê răng, làm hỏng lớp men răng và tủy răng... Vì thế, các bạn nên hạn chế ăn đồ lạnh nhé!

Thức uống có hại cho răng miệng

Các đồ uống như nước trái cây, đồ uống có ga, café… là những độ uống được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là trong những ngày hè. Nó có thể giúp chúng ta giải khát nhanh chóng, tuy nhiên, các đồ uống này lại có thể gây ảnh hưởng không tốt cho răng nếu các bạn uống quá nhiều mỗi ngày.

Nguyên nhân là bởi các acid và đường có trong các đồ uống này có thể làm đổi màu, bào mòn và hủy hoại men răng, thậm chí còn có thể gây thủng lỗ trên răng. Chúng mình chỉ nên sử dụng những đồ uống này trong bữa ăn để thức ăn trung hòa bớt acid. Đồng thời, các bạn cũng cần chăm chỉ súc miệng với nước sạch hoặc đánh răng sau khi thưởng thức nhé!

Tác hại từ trái cây chua

Một số loại trái cây có vị chua như cam, quýt, bưởi… không chỉ chứa đường mà còn có rất nhiều acid. Vì thế, nếu quá “lạm dụng” chúng, các bạn có thể sẽ phải “đối mặt” với các vấn đề về răng miệng. Đường và acid trong các loại trái cây đó có thể gây phá hủy lớp men răng theo thời gian. Do vậy, các bạn không nên ăn quá nhiều các loại trái cây này, đặc biệt là nhớ làm sạch răng sau khi ăn.

Ăn vặt thường xuyên

Thói quen ăn vặt thường được “phát huy tác dụng” một cách triệt để trong thời gian nghỉ ngơi của mùa hè. Vì thế, đây cũng là thời gian mà răng miệng của chúng ta gặp phải nhiều vấn đề hơn.

Các món đồ ăn vặt thường chứa rất nhiều đường và tinh bột. Nó tạo cơ hội cho lũ vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển nhanh và biến đường thành các acid hữu cơ. Điều này không hề tốt cho răng bởi nó sẽ tấn công và phá hiue men răng, dẫn đến sâu răng. Vì thế, chúng mình hãy chú ý hơn tới ăn uống và chăm sóc răng miệng trong những ngày hè này nhé!

Nguồn nhakhoaphuong.com

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Giữ gìn răng miệng 8 bí quyết không thể bỏ qua

Để có hàm răng trắng sáng tự nhiên, luôn tự tin mỉm cười rạng rỡ không hề khó, chỉ cần bạn biết cách chăm sóc răng đúng cách, nụ cười tỏa sáng sẽ là ấn tượng tuyệt vời mà người đối diện dành cho bạn.

Sau đây Nha Khoa Phương sẽ hướng dẫn các bạn chăm sóc răng miệng 1 cách hoàn hảo nhất.

Nguồn nhakhoaphuong.com

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Sự liên quan giữa kinh nguyệt và vấn đề răng miệng

Sự liên quan giữa kinh nguyệt và vấn đề răng miệng

Đây là 2 vấn đề có mối liên quan rất mật thiết. Trong thời gian “đèn đỏ”, lượng hormone sinh dục thay đổi sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các XX. Đây cũng là lý do khiến cho các bạn dễ mắc phải các căn bệnh về răng miệng hay tim mạch, xương khớp… hơn nam giới.

Theo các chuyên gia sức khỏe, sự thay đổi các hormone trong ngày “đèn đỏ” sẽ kéo theo sự mất cân bằng nội tiết tố, trong đó bao gồm cả estrogen. Đặc biệt, mô nướu lại là nơi tập trung rất nhiều thụ thể estrogen. Vì thế, những thay đổi của sức khỏe ngày “đèn đỏ” cũng kéo theo sự thay đổi của estrogen ở mô nướu, khiến răng lợi của chúng ta dễ bị tổn thương và mắc bệnh hơn.

Cụ thể, trước ngày xuất hiện “đèn đỏ”, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao, dễ gây sưng và viêm nướu. Thậm chí, nếu các bạn thực hiện các hoạt động điều trị hay khám chữa răng miệng trong những ngày này, không những chúng ta không đạt được hiệu quả mà còn có thể làm tăng khả năng viêm nhiễm, dễ bị chảy máu và đau đớn hơn rất nhiều so với các ngày bình thường. Vì thế, các XX cần hết sức chú ý vấn đề này nhé!

Cách đề phòng mắc bệnh răng miệng trong ngày “đèn đỏ”

Không nhổ răng trong thời kỳ “đèn đỏ”

Trong thời gian kinh nguyệt, nếu chúng ta nhổ răng, sự ảnh hưởng của việc chảy máu, đau đớn sẽ kéo dài hơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng ăn uống của các bạn. Điều này sẽ kéo theo những tác động không tốt tới việc bổ sung dinh dưỡng trong thời gian “đèn đỏ”.

Bên cạnh đó, trong thời gian có kinh nguyệt, màng tử cung cho ra khá nhiều các chất kích hoạt tổ chức màng, đồng thời làm giảm số tiểu cầu trong cơ thể, khiến khả năng đông máu suy giảm và việc cầm máu sau khi nhổ răng gặp nhiều khó khăn. Đây chính là lý do chúng ta thường bị chảy máu rất nhiều nếu nhổ răng trong thời gian “đèn đỏ”.

Làm sạch răng đúng cách

Ngoài việc chải răng ít nhất 2lần/ngày theo đúng quy trình, các bạn cũng cần lưu ý tránh chải răng quá mạnh. Nguyên nhân là do răng và nướu của chúng ta lúc này rất dễ bị tổn thương, việc chải răng mạnh có thể gây chảy máu, xước lợi… Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng chỉ nha khoa để việc làm sạch răng đạt hiệu quả cao và triệt để hơn.

Chú ý tới chế độ ăn uống

Thời gian “đèn đỏ” là lúc răng của chúng ta rất dễ bị tổn thương và mắc bệnh răng miệng. Vì thế, chế độ ăn uống lúc này không chỉ có ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động không nhỏ đến răng lợi.

Các bạn nên hạn chế các thực phẩm có tính axit, đồ ăn cứng, đồ lạnh, ngọt, các đồ uống như rượu, bia, trà, café, nước ngọt… Chúng có thể làm tổn thương, gây phá hủy men răng, khiến cho nguy cơ mắc bệnh răng miệng tăng cao. Thay vào đó, chúng mình hãy tăng cường các loại trái cây, rau, ngũ cốc và nước cho cơ thể nhé!

Lưu ý cho những XX mắc bệnh răng miệng

Đối với những XX đang mắc phải các vấn đề về răng miệng, tình trạng này có thể trầm trọng hơn rất nhiều vào những ngày đèn đỏ. Các triệu chứng viêm nhiễm, đau buốt thường có xu hướng tệ hơn vào khoảng thời gian này. Thậm chí, các bạn còn dễ mắc phải các căn bệnh như chốc mép, viêm niêm mạc miệng, mụn herpes ở mép, viêm lợi…

Chính vì thế, vào khoảng thời gian “đèn đỏ” vừa dứt, các bạn nên đến bác sĩ để khám chữa và điều trị ngay. Đây là lúc nướu răng ít nhạy cảm nhất, việc chữa trị cũng đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời, chúng mình cũng cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng, kể cả trong những ngày thông thường nhé!

Nguồn nhakhoaphuong.com


Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Mẹo đơn giản chống lại sâu răng

Đánh răng đều đặn

Việc đánh răng sẽ giúp bạn loại bỏ được thức ăn thừa còn sót lại trong răng, đồng thời giúp loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng. Thêm vào đó, việc đánh răng có thể loại bỏ được các mảng bám và acid phá hủy men răng. Đánh răng hai lần mỗi ngày sau khi ăn đặc biệt những đồ ăn có chứa nhiều đường. Ngoài ra, bạn nên làm sạch lưỡi để tránh vi khuẩn có trên bề mặt lưỡi.

Khi đánh răng, bạn nên sử dụng loại bàn chải tạo cảm giác thoải mái và nên đánh răng ít nhất hai phút. Bạn có thể phân chia thành từng phần trong miệng, mỗi phần 30 giây để làm sạch và chắc chắn rằng, từng chiếc răng được làm sạch kĩ càng. Một cách khác để tránh sâu răng là không nên dùng bàn chải quá cứng để tránh làm hỏng men răng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng.

Sử dụng nước súc miệng có chứa Florua

Florua rất tốt để chống sâu răng vì nó bảo vệ răng thậm chí còn làm cho răng chắc khỏe hơn nhiều. Florua sẽ loại trừ các vi khuẩn, đường trong răng và nướu - nguyên nhân gây sâu răng. Bạn có thể tìm thấy loại nước súc miệng này ở các hiệu thuốc gần nhà đấy!

Dùng chỉ nha khoa làm sạch răng

Bàn chải đánh răng chỉ có thể làm sạch bề mặt răng mà không thể đi vào hai kẽ răng, nơi vi khuẩn trú ngụ. Đó là lý do tại sao chỉ nha khoa lại quan trọng đến vậy! Mỗi lần dùng chỉ nha khoa, bạn có thể làm sạch tới 40% răng của mình mà bàn chải không có khả năng làm điều đó. Nhớ rằng, ngay cả khi không nhìn thấy thức ăn thừa đi ra từ chỉ tơ nha khoa thì bạn cũng lấy ra đáng kể đám vi khuẩn nguy hiểm là nguyên nhân gây sâu răng đấy nhé!

Chế độ ăn uống

Khi bạn ăn quá nhiều, nguy cơ sâu răng tăng theo. Chẳng hạn như một chế độ ăn uống với quá nhiều thức ăn có chứa ngọt, chất kết dính… sẽ dễ dẫn đến sâu răng bởi đường được vào miệng thường xuyên hơn. Vi khuẩn phát triển mạnh trên đường và sẽ nhanh chóng ăn mòn răng của bạn. Bằng cách cắt giảm lượng đường hấp thụ, bạn sẽ phòng ngừa và ngăn chặn được những vi khuẩn đáng ghét.


 Cố gắng ăn nhiều rau và những thực phẩm không đường một cách thường xuyên. Nếu bạn ăn thức ăn có đường, cần tránh những thức ăn dai, dính vì vi khuẩn dễ dàng bám vào kẽ răng và làm cho răng của bạn trở nên tồi tệ. Ngoài ra, cũng cần đánh răng ngay sau khi ăn bởi răng của bạn sẽ không thể chịu đựng được đường bám trên đó trong một thời gian quá dài. Bởi đó là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và hành hạ bạn đấy nhé!

Thăm nha sĩ thường xuyên

Thăm nha sĩ để kiểm tra răng miệng định kì sẽ là cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa và điều trị khi bắt đầu có dấu hiệu răng sâu. Các nha sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có làm tốt việc chăm sóc răng miệng hay không để đưa ra lời khuyên và hướng dẫn.


Những lần kiểm tra định kì này, nha sĩ sẽ làm sạch tận sâu bên trong răng của bạn, loại bỏ vi khuẩn, mảng bám mà bạn khó có thể làm sạch khi đánh răng, súc miệng hàng ngày đấy.

Hãy áp dụng 5 cách đơn giản trên để có hàm răng chắc khỏe và không ngại khoe nụ cười xinh nhé!

Nguồn nhakhoaphuong.com

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Những tác hại không ngờ đến của nước ngọt có ga

Gây nên các căn bệnh về thận

Thận là một trong những cơ quan làm nhiệm vụ bài tiết quan trọng nhất của cơ thể. Hầu hết các chất có hại sinh ra trong cơ thể chúng ta khi hấp thu các đồ uống đều thông qua thận bằng cách hình thành nước tiểu và bài trừ ra bên ngoài. Vì thế, việc uống nước ngọt có ga cũng có những mối liên quan mật thiết với bộ phận này.

Nước ngọt có ga là một loại đồ uống chứa rất nhiều chất khoáng, chất phụ gia, chất màu, chất bảo quản… Đặc biệt, nó còn chứa hàm lượng cao axit photphoric – chất có liên quan đến sỏi thận và các bệnh thận khác. Vì thế, đồ uống này có thể gây tổn hại cho thận, làm tăng nguy cơ sỏi thận và các bệnh về thận nếu chúng ta sử dụng quá thường xuyên đấy!

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và đường ruột

Sau khi chúng ta uống nhiều nước ngọt có ga, các bộ phận như huyết quản đường ruột, dạ dày sẽ lập tức co lại, khiến cho lượng máu của dạ dày giảm đi một cách đáng kể. Điều này khiến cho chức năng dạ dày và đường ruột bị mất cân bằng.

Nguy hiểm hơn, việc tiêu thụ nhiều đồ uống này còn có thể gây nên các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài… Đồng thời, nó còn dẫn đến tình trạng co thắt dạ dày, viêm dạ dày, đau nhức dạ dày…, đặc biệt là nguy cơ mắc các căn bệnh về dạ dày và đường ruột.

Đe dọa sức khỏe răng miệng 

Đồ uống có ga là một loại nước uống có chứa rất nhiều chất phụ gia, chất tăng vị và các axit hữu cơ… Đây là các chất rất nguy hiểm với răng do tác dụng ăn mòn mạnh, có thể làm hỏng lớp bảo vệ bề mặt men răng, kéo theo các triệu chứng như đau nhức răng, sâu răng…

Không những thế, nếu chúng ta sử dụng nước ngọt có ga liên tục trong thời gian dài, răng lợi sẽ bị tác động nghiêm trọng. Các bạn không chỉ mắc phải các bệnh răng miệng mà còn có nguy cơ bị ăn mòn tủy răng và ảnh hưởng sâu vào bên trong nữa. Vì thế, chúng mình hãy hết sức chú ý khi uống đồ uống này nhé!

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người uống trên 1 lon nước ngọt có ga trong 1 ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với người uống dưới 1 lon. Ngay cả khi việc uống đồ uống này không làm chúng ta tăng cân, khả năng mắc bệnh tiểu đường vẫn rất cao.

Nguyên nhân của điều này là do nước ngọt có ga thường chứa một hàm lượng đường khá cao. Khi các bạn sử dụng các sản phẩm này, lượng đường trong cơ thể sẽ bị tăng đột biến, làm tăng lượng insulin, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì thế, để tránh mắc bệnh, chúng mình không nên sử dụng nhiều nước ngọt có ga mà hãy thay thế bằng nước lọc.

Dễ gây béo phì

Nguy cơ gây béo phì do uống nước ngọt có ga rất cao, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lượng đường trong nước ngọt có ga là rất lớn, tới 40g trong một lon nước ngọt 335ml. Nếu mỗi ngày chúng ta uống 2 lon nước ngọt sẽ đồng nghĩa với việc đưa vào cơ thể tới tận 320.000 kalo.

So với người không uống nước ngọt có ga, người thường xuyên sử dụng sản phẩm này sẽ có nguy cơ béo phì tăng gấp 1,6 lần. Điều này không chỉ gây ra những bất tiện về mặt thẩm mỹ mà nguy hiểm hơn, nó là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác. Vì thế, chúng mình không nên sử dụng nước ngọt có ga một cách thường xuyên và tránh uống quá nhiều trong mỗi lần nhé!

Nguồn nhakhoaphuong.com

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Những thực phẩm cần hạn chế để có hàm răng trắng bóng

Đừng kết thân với các thực phẩm này nhé!

Rượu

Rượu là thức uống rất dễ gây nên tình trạng ố răng. Trong khi rượu đỏ tạo ra những mảng ố trên răng và môi, rượu trắng còn đem lại tác hại lâu dài hơn vì chúng chứa nhiều acid hơn rượu đỏ. Các nhà chuyên gia cho biết, acid trong rượu trắng sẽ tạo nên những lỗ hoặc sọc nhỏ trên bề mặt răng, làm cho răng dễ bị ố hơn khi chúng ta ăn những thực phẩm có màu tối như tương cà, mù tạt, nước tương...

Nước ngọt

Nước ngọt là thức uống rất dễ làm cho răng trở nên ố hoặc xỉn màu. Một trong những nguyên nhân chính là vì nhiệt độ lạnh của nước ngọt khi vào miệng làm cho răng của chúng ta co lại, trở nên xốp và yếu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho chất màu xâm nhập vào làm ố răng.

Trà

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều biết, trà là một loại thức uống dễ gây ố răng nhiều nhất. Không chỉ nói về trà đen hay trà xanh, các nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả bạch trà hay các loại trà thảo mộc đều có thể làm răng của chúng ta trở nên ố vàng. Ngoài ra, trà còn làm cho men răng bị hủy hoại, làm cho lớp màng bảo vệ răng của chúng ta trở nên mỏng dần đi, từ đó gây nên hư răng.


Các loại quả mọng sẫm màu

Nghiên cứu cho thấy, quả việt quất, quả mâm xôi đen, trái cherry hay bất cứ loại trái cây sẫm màu nào đều làm cho răng của chúng ta bị ố vàng. Mọi thức uống, thực phẩm hoặc bánh được làm từ những loại trái cây này đều mang tới kết quả tương tự cho răng của chúng ta. Vì vậy, bạn nên hạn chế hơn việc ăn những trái mọng bằng việc giảm lượng ăn hàng ngày, giả sử đang dùng chúng trong một chế độ thực phẩm dành cho tập luyện giảm cân nếu vẫn muốn giữ răng trắng sáng nhé.

Kẹo có nhiều màu

Loại thực phẩm này thì khỏi phải bàn cãi về tác hại của chúng rồi. Không chỉ là một tác nhân gây sâu răng, những viên kẹo đủ màu còn làm cho răng của chúng ta bị ố và xỉn hẳn đi. Vì thế, các bạn nên hạn chế ăn kẹo hết mức có thể để giữ cho răng được trắng khỏe nhé.

Tips để phòng ngừa răng bị ố vàng:

- Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để lấy đi vi khuẩn ở nướu hoặc răng để giữ cho răng trắng khỏe hơn.

- Sử dụng ống hút khi uống các loại nước trái cây, nước ngọt… để giữ cho bề mặt trước của răng ít phải tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân gây xỉn màu răng.

- Cố gắng thay đổi những thức uống của mình bằng nước lọc hoặc những loại trái cây ít gây ố răng như dưa hấu hay nho xanh và tốt hơn hẳn là táo. Táo khi cắn vào sẽ đẩy đi một phần vi khuẩn trên bề mặt răng của chúng ta, giúp cho răng được khỏe hơn.

- Nhai các loại chewing gum (kẹo cao su) có khả năng làm trắng hoặc loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt răng.

Nguồn nhakhoaphuong.com

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Elmich | Sức Khỏe Răng Xinh | Sức Khỏe Răng Xinh | Sức Khỏe Răng Xinh