Chứng Hôi Miệng Là Gì?
Chứng hôi miệng là vấn đề mà nhiều người đã trải qua ít nhất là một lần. Ước tính khoảng 40% dân số chịu chứng hôi miệng mãn tính vào một thời điểm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng, bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng kém (không chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách)
- Bệnh nha chu
- Ăn một loại thức ăn nào đó như hành hay tỏi
- Hút thuốc và uống rượu
- Khô miệng (do sử dụng một số thuốc đặc trị, bất thường của cơ thể và do giảm tiết nước bọt khi ngủ - dẫn đến hiện tượng “hơi thở buổi sáng”)
- Bệnh toàn thân như ung thư, đái tháo đường, bất thường về gan và thận
Làm Sao Tôi Biết Liệu Tôi Có Bị Hôi Miệng?
Một cách để kiểm tra liệu bạn có bị hôi miệng hay không là dùng tay che miệng và mũi, thổi ra, và ngửi hơi thở của mình. Một cách khác là hỏi người mà bạn tin tưởng rằng hơi thở của bạn có mùi hay không. Luôn nhớ rằng có nhiều người bị chứng “hơi thở buổi sáng”, đó là kết quả của sự giảm tiết nước bọt trong khi ngủ và tạo điều kiện acid và thức ăn thừa thối rữa ra trong miệng bạn. Chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách trước khi đi ngủ, chải răng và lưỡi vào buổi sáng, thường sẽ hạn chế chứng hôi miệng vào buổi sáng.
Làm Sao Để Tôi Phòng Ngừa Chứng Hôi Miệng?
Bên cạnh việc tránh ăn những thức ăn gây hôi miệng, bạn có thể giảm nguy cơ bị hôi miệng bằng cách:
- Chải răng kỹ 2 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám và những mẫu vụn thức ăn. Chải lưỡi của bạn cũng giúp làm giảm chứng hôi miệng.
- Gỡ răng giả mỗi tối và làm sạch chúng trước khi mang lại vào buổi sáng.
- Đến nha sĩ khám định kỳ để được kiểm tra và làm sạch răng miệng.
Nếu bị chứng hôi miệng dai dẳng mà không cải thiện được bằng chải răng và dùng chỉ nha khoa, hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra vì nó có thể là dấu chỉ cho một tình trạng nghiêm trọng hơn. Chỉ có nha sĩ mới có thể cho bạn biết liệu bạn có bị bệnh nướu, khô miệng hay sự hình thành mảng bám quá mức là nguyên nhân của hôi miệng hay không
Nguồn: nhakhoaphuong.com
Đăng nhận xét