Nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, vị trí thường gặp là niêm
mạc miệng ( trên, dưới, hai bên), ở lưỡi và lợi. Có nhiều thể khác nhau nhưng
triệu chứng thường là xuất hiện một mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở
niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu
đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.
Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở lợi, đầu lưỡi...
Khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy
đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ "vất vả".
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh như stress, nhiễm khuẩn ở răng miệng, chấn
thương niêm mạc miệng, thiếu vitamin...
Theo quan niệm Đông y cổ truyền và các chuyên gia về sức khỏe, sau đây
là những đồ uống lí tưởng nhất cho người bị nhiệt miệng, vừa thanh nhiệt, vừa
có tác dụng làm mát, xoa dịu cơ thể khi bị nóng trong người.
1. Chè tươi
Uống nước chè tươi hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải
độc, đồng thời có tác dụng bảo vệ răng miệng rất hiệu quả do bản
chất chống oxy hóa. Có thể dùng ống hút khi uống nước để giảm đau.
2. Nước cam
Trong nước cam có chứa hàm lượng vitamin C cao, rất có lợi trong việc
thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm. Theo nghiên cứu của các
nhà khoa học, trong nước cam có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò
quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành
các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm có hiệu quả, do đó sẽ rất
có ích cho những người bị nhiệt miệng.
3. Trà xanh
Trà xanh có tính kháng khuẩn cao, do đó chúng ta không thể bỏ qua loại
tinh chất đặc biệt này, trong trà xanhh
có chứa hoạt chất kháng oxy hóa có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của
siêu vi. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, uống quá nhiều hoặc đun quá đặc
sẽ gây tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm.
Theo tiến sĩ Zuo Feng Zhang, nhà nghiên cứu dịch tễ học của Đại học
Maryland, mỗi người nên dùng 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe, nhiều nghiên cứu khác thì cho rằng dùng hạn
chế tối đa 10 tách trà xanh/ ngày tốt cho sức khỏe nếu bạn không bị trà xanh
gây mất ngủ..
4. Nhân trần
Theo các y thư cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng
thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện
bất lợi, viêm loét da do phong thấp. Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều,
dùng nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc
có pha chút mật ong.
5. Bột sắn dây
Theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế,
bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải
độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên
dùng 10 – 15 g/ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc
tăng thêm liều dùng, pha loảng với nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt
nhất, với trẻ nhỏ cho uống chính tốt hơn uống sống.
6. Rau má
Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có
tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị
nhiệt miệng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe, trong cây rau má
có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường
chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu bị nhiệt miệng thì
cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân
thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.
7. Nước khế chua
Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ
khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế
chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
8. Rau diếp cá
Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát
trùng. Gần đây Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy
trong rau diếp cá có tính kháng khuẩn,
tiêu diệt ký sinh trùng, do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong
việc điều trị nhiệt miệng. Chúng ta có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc
xay làm sinh tố, dùng cả nước để uống và
ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.
Các bác sĩ khuyên rằng khi bị nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả
để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng (Vitamin nhóm B, Vitamin C, Vitamin
A, Kẽm, Sắt…) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và nhanh làm lành vết thương.
Nên ăn các loại thịt như ngan, vịt và các loại cá nước ngọt. Nên ăn nhạt.
Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu
là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu.
Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất
từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát”
hơn cho miệng từ bên trong.
Tags: cach chua sau rang, cách chữa sâu răng,
Tin liên quan:
- "Ti tỷ" thắc mắc quanh chuyện mọc răng
- Phân biệt khi bé mọc răng hay bị bệnh
- Những dấu hiệu khi trẻ sắp mọc răng sữa và lịch mọc răng của trẻ
- Cách đánh răng đúng cách
- Trẻ bị nhiệt miệng – Nguyên nhân và cách chữa nhiệt miệng theo các bài thuốc dân gian
- Cách Chăm Sóc Răng Trẻ Sơ Sinh?
- Nhiệt miệng tái phát vì sao?
Đăng nhận xét