Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Chải răng như thế nào?


Một lần chải răng đúng cách mất ít nhất 2 phút – chính xác là 120 giây ! Hầu hết người lớn thường không chải răng đủ thời gian. Để biết được thời gian chải, hãy dùng một cái đồng hồ để đếm thời gian. Để chải răng đúng, hãy dùng những động tác ngắn, nhẹ nhàng, chú ý đến đường viền nướu, chải sạch những răng trong cùng, và những vùng xung quanh phần trám, thân răng và vùng phục hồi khác. Tập trung làm sạch những vùng sau:

  • Chải sạch mặt ngoài của răng trên trước, sau đó là răng dưới
  • Chải sạch mặt trong của răng trên trước, sau đó là răng dưới
  • Chải sạch mặt nhai
  • Để có hơi thở thơm tho, cũng nhớ chải cả lưỡi của bạn nữa
Bạn nên dùng loại bàn chải nào ?
Hầu hết các nha sĩ đều đồng ý rằng bàn chải lông mềm thì tốt hơn trong việc loại trừ mảng bám và vụn thức ăn khỏi răng. Đầu bàn chải nên nhỏ vì chúng giúp tiến đến tất cả các khu vực trong miệng, bao gồm những răng trong cùng khó chải. Với nhiều người, bàn chải máy là một giải pháp tốt. Bàn chải này giúp chải răng tốt hơn, đặc biệt với những người gặp khó khăn với việc chải răng hoặc bị hạn chế trong việc dùng tay chải. Để tìm đúng bàn chải Colgate phù hợp với bạn, hãy bấm vào đây.


Bàn chải bạn đang sử dụng quan trọng thế nào ?

Rất quan trọng với việc bạn chọn đúng bàn chải cho mình. Ngày nay có rất nhiều loại bàn chải được thiết kế cho nhều tình trạng bệnh như sâu răng, viêm nướu, vôi răng, răng bị ố và răng quá nhạy cảm ngà (ê buốt). Hãy hỏi nha sĩ hoặc nha tá xem loại bàn chải nào thích hợp với bạn. Để tìm đúng bàn chải Colgate phù hợp với bạn, hãy bấm vào đây.

Bao lâu thì bạn nên thay bàn chải ?
Bạn nên thay bàn chải khi nó bắt đầu cũ hoặc mỗi 3 tháng tùy điều kiện nào đến trước. Cũng rất quan trọng khi bạn thay bàn chải mỗi khi khỏi cảm cúm, vì lông bàn chải có thể chứa những mầm bệnh dẫn đến tái nhiễm bệnh.


Tóm lại

Hãy học kỹ thuật chải răng hiệu quả và giúp chọn đúng loại bàn chải và kem đánh răng.


Nhuồn:nhakhoaphuong.com

Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách

Thể nào là vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng tốt thể hiện bằng miệng trông khỏe mạnh và không có mùi hôi. Điều này có nghĩa là:
  • Răng của bạn được sạch sẽ và không vướng vụn thức ăn
  • Nướu có màu hồng và không tổn thương hoặc chảy máu khi bạn chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Hôi miệng không phải là vấn đề thường xuyên
Nếu nướu răng của bạn bị tổn thương hoặc chảy máu trong khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, hoặc bạn đang có hơi thở hôi liên tục, hãy đến nha sĩ của bạn. Bất kỳ những điều kiện này có thể chỉ ra vấn đề.
Nha sĩ có thể giúp bạn tìm hiểu các kỹ thuật vệ sinh răng miệng và có thể giúp chỉ ra các khu vực miệng của bạn cần được chú ý khi chải răng và dùng chỉ nha khoa.
Làm thế nào là vệ sinh răng miệng tốt?

Duy trì vệ sinh răng miệng tốt là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho răng và nướu răng của bạn. Răng khỏe mạnh không chỉ cho phép bạn trông đẹp và cảm thấy thoải mái, chúng còn khiến chúng ta có thể ăn và nói đúng cách. Sức khỏe răng miệng tốt là quan trọng đối với hạnh phúc của bạn.
Chăm sóc phòng ngừa hàng ngày, bao gồm cả việc chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách, sẽ giúp vấn đề dừng lại trước khi chúng phát triển và ít gây đau đớn, tốn kém, và ít đáng lo ngại hơn là các đei62u kiện điều trị phải thực hiện.
Trong giữa các lần thường xuyên đến nha sĩ, có những bước đơn giản mà mỗi chúng ta có thể làm để làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển sâu răng, bệnh nướu và các vấn đề răng miệng khác. Chúng bao gồm:
  • Đánh răng kỹ hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và hạn chế các đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn
  • Sử dụng các sản phẩm nha khoa có chứa fluor, bao gồm cả kem đánh răng
  • Rửa với nước súc miệng có chứa chất flour nếu nha sĩ khuyên dùng
  • Đảm bảo rằng trẻ em dưới 12 tuổi uống nước có chất fluor hoặc dùng thuốc bổ sung fluor nếu chúng sống trong một vùng không có chất fluor
Phương pháp chải răng đúng cách
brush1brush2brush3
Nghiêng bàn chải ở một góc 45 ° so với đường viền nướu và chải từ đường nướu.
Nhẹ nhàng chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của mỗi răng
Nhẹ nhàng chải lưỡi của bạn để loại bỏ vi khuẩn để hơi thở trở nên thơm mát.
Phương pháp dung chỉ nha khoa đúng cách
floss1floss2floss3
Sử dụng một đoạn tơ chỉ nha khoa dài khoảng 45 cm cuộn chung quanh hai ngón tay giữa, để lại đoạn giữa khoảng 4 cm.
Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ sợi chỉ, đẩy sợi chỉ nhẹ nhàng lên và xuống giữa hai kẽ răng.
Chắc rằng bạn đưa sợi chỉ xuống phía dưới đường viền nướu. Không được đè mạnh sợi chỉ tránh rách hoặc làm bầm mô nướu mỏng.

Nguồn: nhakhoaphuong.com

Chứng hôi miệng là gì?

Chứng Hôi Miệng Là Gì?





Chứng hôi miệng là vấn đề mà nhiều người đã trải qua ít nhất là một lần. Ước tính khoảng 40% dân số chịu chứng hôi miệng mãn tính vào một thời điểm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng, bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng kém (không chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách)
  • Bệnh nha chu
  • Ăn một loại thức ăn nào đó như hành hay tỏi
  • Hút thuốc và uống rượu
  • Khô miệng (do sử dụng một số thuốc đặc trị, bất thường của cơ thể và do giảm tiết nước bọt khi ngủ - dẫn đến hiện tượng “hơi thở buổi sáng”)
  • Bệnh toàn thân như ung thư, đái tháo đường, bất thường về gan và thận
Làm Sao Tôi Biết Liệu Tôi Có Bị Hôi Miệng?

Một cách để kiểm tra liệu bạn có bị hôi miệng hay không là dùng tay che miệng và mũi, thổi ra, và ngửi hơi thở của mình. Một cách khác là hỏi người mà bạn tin tưởng rằng hơi thở của bạn có mùi hay không. Luôn nhớ rằng có nhiều người bị chứng “hơi thở buổi sáng”, đó là kết quả của sự giảm tiết nước bọt trong khi ngủ và tạo điều kiện acid và thức ăn thừa thối rữa ra trong miệng bạn. Chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách trước khi đi ngủ, chải răng và lưỡi vào buổi sáng, thường sẽ hạn chế chứng hôi miệng vào buổi sáng.

Làm Sao Để Tôi Phòng Ngừa Chứng Hôi Miệng?

Bên cạnh việc tránh ăn những thức ăn gây hôi miệng, bạn có thể giảm nguy cơ bị hôi miệng bằng cách:
  • Chải răng kỹ 2 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám và những mẫu vụn thức ăn. Chải lưỡi của bạn cũng giúp làm giảm chứng hôi miệng.
  • Gỡ răng giả mỗi tối và làm sạch chúng trước khi mang lại vào buổi sáng.
  • Đến nha sĩ khám định kỳ để được kiểm tra và làm sạch răng miệng.
Nếu bị chứng hôi miệng dai dẳng mà không cải thiện được bằng chải răng và dùng chỉ nha khoa, hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra vì nó có thể là dấu chỉ cho một tình trạng nghiêm trọng hơn. Chỉ có nha sĩ mới có thể cho bạn biết liệu bạn có bị bệnh nướu, khô miệng hay sự hình thành mảng bám quá mức là nguyên nhân của hôi miệng hay không
Nguồn: nhakhoaphuong.com

Bệnh đái tháo đường và các vấn đề sức khỏe răng miệng

Có gần 21 triệu người Mỹ mắc bệnh đái tháo đường, nhiều người có thể rất ngạc nhiên khi biết về các biến chứng phức tạp gắn liền với bệnh này. Nghiên cứu chỉ ra rằng có sự gia tăng đáng kể bệnh về nướu/lợi ở những người bị bệnh đái tháo đường, thêm vào đó bệnh nha chu nặng được đưa vào danh sách những biến chứng đi kèm với bệnh đái tháo đường như đau tim, đột quỵ và bệnh về thận.



Có sự tác động qua lại hai chiều?
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh nha chu nặng và đái tháo đường là mối liên hệ 2 chiều. Không chỉ những người bị đái tháo đường dễ bị mắc bệnh nha chu nặng, mà những người bị bệnh nha chu nặng cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết và làm bệnh đái tháo đường tiến triển nặng hơn . Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị đái tháo đường thì có nguy cơ có các vấn đề sức khỏe răng miệng cao hơn, như viêm nướu/lợi (giai đoạn đầu của bệnh nha chu) và viêm nha chu (bệnh viêm nướu/lợi nặng). Những người bị đái tháo đường có nguy cơ cao về bệnh viêm nướu/lợi nặng bởi họ dễ bị nhiễm khuẩn và giảm khả năng đề kháng vi khuẩn tấn công vào nướu.
Báo cáo của Khoa Phẫu Thuật Sức Khỏe Răng Miệng nhận định rằng sức khỏe răng miệng tốt cần thiết cho sức khỏe toàn thân. Vì vậy hãy chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa đúng cách và đến nha sĩ khám răng định kỳ.
Nếu tôi mắc bệnh đái tháo đường, tôi có nguy cơ bi các vấn đề răng miệng?
Nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt, bạn càng có nguy cơ phát triển bệnh viêm nướu/lợi nặng và nguy cơ mất răng cao hơn những người không bị đái tháo đường. Tương tự như các trường hợp nhiễm khuẩn, bệnh viêm nướu/lợi nặng có thể là yếu tố nguyên nhân làm tăng đường huyết và làm cho bệnh đái tháo đường trở nên khó kiểm soát hơn.
Những vấn đề răng miệng khác đi kèm với đái tháo đường bao gồm: nấm miệng, là sự nhiễm và phát triển của nấm trong miệng, và khô miệng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau, loét, nhiễm trùng và sâu răng.
Cách nào giúp tránh những vấn đề răng miệng liên quan đến đái tháo đường?
Đầu tiên là kiểm soát mức đường huyết. Sau đó, thực hiện chăm sóc răng và nướu/lợi, cùng với kiểm ra răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng. Để kiểm soát viêm nhiễm nấm miệng hãy duy trì tốt sự kiểm soát đái tháo đường , tránh hút thuốc và tháo rửa răng giả (nếu có) mỗi ngày. Kiểm soát đường huyết tốt còn giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt khô miệng gây bởi đái tháo đường.
Tôi được gì khi đi khám răng? Tôi có nên báo cho nha sĩ là tôi bi đái tháo đường không?
Những người bị đái tháo đường có những nhu cầu đặc biệt và nha sĩ được trang bị để đáp ứng nhu cầu của họ – với sự hợp tác từ phía họ. Hãy thông báo cho nha sĩ của bạn biết bất cứ sự thay đổi nào trong tình trạng bệnh và bất cứ loại thuốc nào bạn đang uống. Bất cứ điều trị nha khoa nào không khẩn cấp phải hoãn lại nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt.

Nguồn : nhakhoaphuong.com

Răng có thể được làm trắng đến mức nào?

Một sự thay đổi dù chỉ hai hay ba bậc màu sắc là có thể tạo nên sự thay đổi đáng chú ý trên nụ cười của hầu hết bất cứ ai. Mục tiêu là làm sao đạt được độ trắng tối đa cho răng bạn mà nhìn vẫn tự nhiên.

Mức độ trắng lên của răng bạn tùy thuộc vào nhiều yếu tố - mốt số có thể kiểm soát được (như sử dụng phương pháp tẩy trắng hay không tẩy trắng, hoặc thay đổi tỷ lệ tác nhân làm trắng) một số yếu tố thì không kiểm soát được (như màu răng sẵn có của bạn hay khả năng đáp ứng của răng với việc tẩy trắng).

Tẩy trắng bằng quang hoạt hóa, hay còn gọi là tẩy trắng tại ghế nha, có giá khoảng 2 triệu đồng hoặc hơn, giúp đạt được kết quả tức thời và hiệu quả trắng hơn đáng kể.

Một máng đeo tẩy trắng do nha sĩ làm riêng cho bạn được dùng để tẩy trắng răng tại nhà có giá khoảng 1 triệu đồng, bạn chỉ phải đeo nó vài giờ trong ngày hay suốt đêm trong 2 tuần.

Sản phẩm tẩy trắng răng có sẵn tại hiệu thuốc hoặc các của hàng bán lẻ có thể chứa một nồng độ chất tẩy trắng thấp hơn so với các sản phẩm do nha sĩ sử dụng. Nồng độ thấp hơn này có thể cho kết quả kém hơn. Kem đánh răng làm trắng có thể giúp loại bỏ các vết ố và duy trì một hàm răng trắng với chi phí thấp.

Hầu hết tẩy trắng răng đều không vĩnh viễn

Người không hút thuốc, không uống cà phê hay trà thường ít hoặc không bị xuống màu răng đến khoảng 5 năm sau khi tẩy trắng. Hiệu quả trắng răng lâu dài tùy thuôc vào thói quen của bạn và thực phẩm mà bạn dùng. Tương tự như nhiều người khác, nếu bạn thấy khó từ bỏ cà phê, trà, cola, rượu đỏ hoặc những món ăn gây nhuộm màu răng trong chế độ ăn uống, thì bạn có thể cần một phương pháp làm trắng định kỳ để có được hàm răng trắng như mong muốn.
Nguồn: nhakhoaphuong.com

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Bí mật cho hàm răng trắng sáng

Có thể bạn không biết, xung quanh chúng ta có vô số các thực phẩm tự nhiên có thể làm trắng và sáng hàm răng, giá thành lại rẻ và cách thực hiện rất đơn giản, cùng khám phá nhé:


Dầu olive

"Những giọt vàng" của tự nhiên này là chất làm trắng răng rất nhẹ nhàng và hoàn toàn vô hại. Chỉ cần sử dụng một miếng bông sạch nhúng vào dầu olive sau đó chà trên răng vài phút, hàm răng của bạn sẽ sáng bóng hơn nhiều.

Vỏ cam

Không cần phải đến những phòng khám nha khoa với liệu trình đắt tiền mới có được hàm răng sạch bóng, để có một nụ cười không tỳ vết, bạn có thể sử dụng vỏ cam, chà nhẹ lên răng vài phút rồi đánh răng lại bằng nước lạnh.

Giấm trắng

Tương tự như các loại thực phẩm nói trên, giấm trắng cũng có tác dụng tẩy trắng răng một cách tự nhiên, trả lại cho bạn một hàm răng sạch bóng chỉ sau vài lần thực hiện. Đơn giản nhất, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt giấm và kem đánh răng hoặc bàn chải đánh răng mỗi lần vệ sinh răng miệng.

Nước chanh

Những thực phẩm có axit sẽ là một chất tẩy trắng răng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận mỗi khi sử dụng bởi nó có thể làm mất lớp men răng của bạn, làm răng dễ bị tổn thương và phá hủy cấu trucs răng. Chỉ cần nhỏ vài giọt chanh và trong bàn chải đánh răng 1 lần/ngày khi vệ sinh răng miệng là đủ bạn nhé!

Các loại rau có độ giòn

Cà rốt, cần tây, dưa chuột hoặc bông cải xanh là những thực phẩm cực tốt cho răng của chúng ta. Với đặc điểm là giòn, mỗi khi ăn chúng, răng sẽ phải hoạt động nhiều hơn, từ đó, răng sẽ được mài mòn tự nhiên, lấy đi các vết bẩn trên bề mặt răng, làm chúng khỏe mạnh hơn.

Nguồn : Nha Khoa Phương

Những thói quen có hại cho răng

Có những thói quen không tốt làm hàm răng của bạn bị tổn thương. Nó sẽ dẫn đến sâu răng hay các bệnh về nướu. Đặc biệt hơn, những thói quen có hại này lại có rất nhiều người mắc phải. Hãy cùng tìm hiểu và tập từ bỏ chúng để có "góc con người" trắng sáng và khỏe mạnh. 




1. Đánh răng quá nhanh

Nhiều người đánh răng cho có và điều này rất không tốt cho răng. Hầu hết các nha sĩ đều khuyên răng, chải răng từ 2 đến 3 phút là tốt nhất. Hãy thử kiểm tra xem thời gian đánh răng hàng ngày của mình là bao nhiêu để điều chỉnh nhé.

2. Không để ý quá trình đánh răng

Việc này sẽ khiến bạn bỏ qua một số khu vực trên khoang miệng, đặc biệt là đường viền nướu. Đây là nơi rất quan trọng tập trung rất nhiều mảng bám, cao răng và vi khuẩn. Nên soi gương trong khi đánh răng, như vậy bạn sẽ quan sát được mình đã chải sạch hay chưa.

3. Lông bàn chải quá cứng

Sử dụng lông bàn chải cứng sẽ làm tổn thương bề mặt răng và cả nướu. Nên thay bằng những chiếc bàn chải lông mềm để đánh răng hàng ngày.

4. Đánh răng quá mạnh

Cũng tương tự như dùng bàn chải cứng, đánh răng quá mạnh cnxg gây ảnh hưởng đến "góc con người". Chải vừa phải đủ giúp răng nướu sạch mà không bị tổn thương.


5. Không dùng chỉ nha khoa

Phải dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn len lỏi trong kẽ răng - nơi bàn chải khó có thể tiếp cận. Không dùng chỉ nha khoa sẽ khiến vi khuẩn mắc kẹt và định cư trong đó. Theo thời gian, chúng sẽ ăn mòn men răng và làm hàm răng trở nên ố vàng.

6. Không dùng nước súc miệng

Sau khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, nhất thiết phải sử dụng nước súc miệng. Bước làm này vô cùng quan trọng, nó đảm bảo rằng sẽ loại bỏ hết vi khuẩn trong khoang miệng.

Nguồn : Nha Khoa Phương

6 phương pháp tự nhiên để làm trắng răng ngay tại nhà

Theo thời gian cùng việc ăn uống, hàm răng của chúng ta ngày càng có dấu hiệu ố vàng và xỉn màu. Để khắc phục điều này, nhiều người tìm đến bác sĩ nha khoa và tốn rất nhiều tiền để thực hiện quá trình cũng như mua sản phẩm trắng răng. Tuy nhiên, bạn có biết mình hoàn toàn có khả năng làm trắng "góc con người" chỉ bằng những nguyên liệu cực đơn giản, rẻ tiền và dễ mua? Điều quan trọng nhất chính là phải kiên trì thực hiện và bạn sẽ phải ngạc nhiên về kết quả mình thu được.




1. Dùng baking soda

Baking soda có giá rẻ, dễ tìm và là một trong những phương pháp tự nhiên tốt nhất để làm trắng răng. Chỉ cần trộn kem đánh răng với một ít baking soda và dùng hỗn hợp này để đánh răng ít nhất 1 lần/ngày. Tốt nhất là áp dụng vào lần đánh răng trước khi ngủ. Nó sẽ loại bỏ hết những vết bẩn tồn đọng trên răng trong ngày hôm đó. Hãy lưu lại hình ảnh hàm răng trước và sau khi sử dụng cách này, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi tích cực.

2. Ăn dâu tây

Phương pháp này hẳn đơn giản hơn nhiều và rất thích hợp cho những người lười đúng không. Quả dâu tây đã được chứng thực là một phương pháp tự nhiên làm trắng răng khá hiệu quả. Ở dâu tây có một chất có thể đánh long những vết bẩn trên bề mặt răng. Ngoài ra, dâu tây cũng ngon và chứa ít calo.

3. Đánh răng sau mỗi bữa ăn

Hãy tạo cho bản thân thói quen này sau mỗi bữa ăn sẽ giúp ích trong việc loại bỏ thức ăn thừa còn đọng lại trên răng. Không chỉ thế, nó còn giúp cho hơi thở thơm tho và ngăn chặn sự thèm ăn của bạn, nhất là vào buổi tối (tránh được việc tăng cân).

4. Mua kem đánh răng làm trắng răng

Nhiều loại kem đánh răng được làm từ rất nhiều hóa chất và về lâu dài có thể làm hại sức khỏe của bạn. Tốt nhất, hãy kiếm một loại kem trắng răng với nguyên liệu từ thiên nhiên.

5. Sử dụng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa sẽ giúp bạn làm sạch các kẽ răng một cách nhẹ nhàng. Với kết cấu mảnh, mỏng nó không làm tổn hại nướu răng của bạn. Hãy sử dụng chỉ nha khoa như một thói quen trong cuộc sống.


6. Làm trắng răng bằng chanh

Không nên chà sát trực tiếp miếng chanh lên răng, bởi chất axit trong chanh có thể gây ảnh hưởng đến men răng. Hãy vắt nước chanh pha loãng với nước và dùng bàn chải chà hỗn hợp này lên răng. Sau một thời gian, bạn sẽ nhận được một kết quả khá quan.

Chúc bạn thành công!

Nguồn: Nha Khoa Phương 

Tập đánh răng cho trẻ

Bé cần được chăm sóc răng miệng ngay khi có những chiếc răng sữa đầu tiên. Nhưng việc tập cho trẻ đánh răng cũng khiến cho không ít phụ huynh bối rối, hãy tham khảo một số gợi ý sau để việc đánh răng mỗi ngày trở thành thói quen và niềm vui của trẻ.



Phương pháp đánh răng

Khi đánh răng cho trẻ, bạn nên dùng bàn chải trẻ em loại mềm, chải nhẹ nhàng răng và nướu hoặc quấn gạc vào đầu ngón tay lau sạch và xoa nướu nhẹ nhàng với trẻ chưa mọc răng.
Không dùng kem đánh răng nếu trẻ chưa mọc răng. Bạn hãy giúp bé đánh răng bằng cách cho bé ngồi lên đùi mình, tựa đầu vào ngực bạn hoặc bạn đứng đằng sau và để bé ngửa cổ lên, nếu trẻ lớn hơn có thể ngồi đối diện với bé.

Hãy dùng kem đánh răng ít chất fluor, dùng động tác vòng tròn và xoay quanh phía bên trong của răng. Không ấn mạnh tránh làm tổn thương nướu và răng.
Chú ý chải tất cả các mặt răng, không nên bỏ sót. Sau đó, súc miệng lại bằng nước sạch. Nếu trẻ không cho bạn đánh răng hộ, bạn hãy quấn vải xô quanh ngón tay, phết một chút kem đánh răng và lau răng cho bé. Khi trời lạnh, bạn nên pha nước ấm cho trẻ đánh răng.
Để thuận tiện hơn cho bé, bạn có thể cho bé dùng 1 chiếc bàn chải bằng nhựa, đồ chơi để giúp bé làm quen sau đó thay bằng bàn chải bình hường.

Phương pháp hiệu quả nhất là bạn hãy làm mẫu cho trẻ. Bạn nhớ dạy bé đánh kỹ cả hàm trên và hàm dưới. Nếu bé gặp khó khăn, bạn hãy giúp bé học lại cách chải
răng sao cho đúng. Bạn nên mua bàn chải đánh răng có màu rực rỡ (giống như đồ chơi) với lông bàn chải mềm mại và thuốc đánh răng loại dành riêng cho trẻ em để tạo sự hứng thú cho trẻ. Bác sĩ nha khoa khuyên trẻ nên đánh răng trong thời gian 3 phút.

Chọn bàn chải và kem đánh răng

Nên chọn loại kem đánh răng có fluoride nồng độ thấp, dành riêng cho trẻ em. Mỗi lần chải răng chỉ nên sử dụng một lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu, để không tạo quá nhiều bọt gây trở ngại cho việc đánh răng. Trẻ nhỏ thường có nguy cơ nuốt nhiều kem đánh răng dẫn đến sự nhiễm fluoride vĩnh viễn sau này.
Trẻ dưới 3 tuổi nên được bố mẹ chải răng giúp và chỉ sử dụng một lớp thật mỏng kem đánh răng. Trẻ dưới 6 tuổi cần được chải răng dưới sự kiểm soát của cha mẹ, chú ý giới hạn số lượng kem đánh răng. Cha mẹ cần nhắc nhở trẻ đánh răng trước khi ngủ.
Sau khi đánh răng cho bé xong, bạn cũng cần lưu ý rửa mắt, tai và mũi cho trẻ. Thường xuyên ngoáy tai và mũi cho bé để tránh bụi bẩn là cách giúp bé không bị viêm nhiễm ở các vùng đó.

“Bật mí” cách chọn bàn chải đánh răng cho bé 1-3 tuổi

 Nhà mình có bố mẹ đều là bác sĩ Nha khoa ở các bệnh viện nên hàng ngày dù không quan tâm một chút gì đến công việc của họ nhưng mình cũng nắm được vài kinh nghiệm hay ho cho các mẹ có con nhỏ chọn mua bàn chải đánh răng cho bé đây..

Với một em bé khi bắt đầu nhú lên những chiếc răng sữa đầu tiên thì khi ấy cha mẹ trẻ có thể bắt đầu phải chú ý về sinh răng miệng cho trẻ. Và khi trẻ ở độ tuổi 1 tuổi trở đi, cha mẹ trẻ có thể hướng dẫn trẻ cách đánh răng để làm sao khi trẻ 3 tuổi thì có thể tự đánh răng một mình đúng cách.

Và trong độ tuổi từ 1-3 tuổi, hầu hết các chị em có con nhỏ đều rất băn khoăn và cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn một chiếc bàn chải đánh răng cho con. Nếu bạn vẫn đang là một trong những chị em này thì hãy thực hiện những cách chọn mua bàn chải đánh răng cho bé theo kinh nghiệm của nha sĩ được bật mí dưới đây nhé!

1. Khi tìm kiếm một bàn chải đánh răng cho bé từ 1-3 tuổi, bạn nên đặc biệt chú ý lựa chọn những chiếc bàn chải có lông bàn chải mềm. Nguyên nhân là do hàm răng và nướu răng của bé độ tuổi này vẫn còn trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, bằng cách sử dụng một bàn chải đánh răng với lông bàn chải đánh răng cứng sẽ trực tiếp có thể gây hại cho nướu răng và răng.

2. Khi lựa chọn các loại bàn chải đánh răng cho bé, bạn nên hướng sự lưu ý của mình tới đầu của bàn chải đánh răng. Đầu của bàn chải đánh răng dùng cho bé nên luôn luôn phải nhỏ để phù hợp với miệng của con bạn một cách dễ dàng. Một bàn chải đánh răng với một đầu bàn chải lớn sẽ chỉ làm tổn thương con của bạn.

Ngoài ra, bạn nên chọn đầu bàn chải đắng răng cho con hình tròn thay vì nhiều loại hình dáng khác. Bởi vì bàn chải đánh răng có đầu hình tròn sẽ không làm tổn thương nướu của con bạn.

3. Bạn cũng nên lưu ý tới hình dáng và màu sắc khi lựa chọn mua bàn chải đánh răng cho các bé. Một chiếc bàn chải đánh răng được thiết kế với hình dáng lạ mắt hoặc có các nhân vật hoạt hình yêu thích của chúng sẽ là trực quan hấp dẫn nhất thúc đẩy trẻ tích cực đánh răng hàng ngày.

4. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu bàn chải đánh răng từ cao cấp đến bình dân dành cho bé, có những bàn chải đánh răng được nhập khẩu từ các nước khác… có các mức giá rất khác nhau. Tùy theo túi tiền mà bạn có thể lựa chọn một loại bàn chải đánh răng tốt nhất cho bé nhưng nên chú ý lựa chọn những loại bàn chải đánh răng của những nhà sản xuất uy tín và chất liệu tạo thành phẩm của bàn chải nên bằng nhựa cao cấp hoặc silicon

Nếu có điều kiện kinh tế dư dả, cha mẹ trẻ có thể mua cho con những bàn chải đánh răng bằng máy. Do chỉ cần nhấn nút, đầu bàn chải sẽ tự động rung lên để làm sạch răng bé, bé không phải cử động tay nhiều nên sẽ khiến hầu hết các bé thấy rất lạ lẫm và thích thú. Song lưu ý là nếu bạn quyết định mua loại bàn chải này cho bé, bạn hãy chọn sản phẩm chạy bằng pin tiểu để dễ dàng thay thế khi cần thiết nhé.

Lưu ý:

Nói chung, chọn mua bàn chải đánh răng cho con, cha mẹ trẻ nên kiểm nghiệm đưa tay sờ thử để xem lông bàn chải có mềm hay không.

Ngoài ra, để vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé và đáp ứng sự phát triển liên tục cho răng của trẻ, cha mẹ trẻ chú ý nên thay đổi bàn chải 3 tháng/ lần cho con nhé.

Nguồn : Nha Khoa Phương

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Lịch mọc răng sữa của bé

Các răng sữa của hàm trên.

Khi mọc răng sữa, trẻ nhỏ thường trở nên cáu kỉnh quá thái. Bạn phải chờ đón sự bất thường này vào lứa tuổi nào? Có tất cả 20 chiếc răng sữa, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Chúng sẽ xuất hiện ở những thời điểm rất khác nhau ở các trẻ khác nhau.



Sau đây là kiểu mọc răng sữa thường gặp nhất do Bệnh viện Nhi đồng St. Louis (Mỹ) đề xuất:

- 4 răng cửa giữa (1) của hàm trên và hàm dưới: 5-8 tháng.

- 4 răng cửa bên (2): 7-10 tháng.

- 4 răng hàm đầu tiên (4): 12-16 tháng.

- 4 răng nanh (3): 14-20 tháng.

- 4 răng hàm thứ 2 (5): 20-32 tháng.

Nguồn : Nha Khoa Phương

Cách xử trí một số tình huống khi trẻ mọc răng

Khi mới mọc răng, bé thường cho tay hoặc đồ vật vào miệng cắn.
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, liều lượng 10-15 mg cho một kg cân nặng, cứ 4 giờ cho uống một lần. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.

Vào khoảng 6-8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Bé có thể bị sốt nhẹ, chảy nước bọt nhiều, thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm phần lợi phía trước. Bé cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày (cũng có những bé không xuất hiện dấu hiệu gì). Khi bé có các triệu chứng trên, cha mẹ cần lưu ý:

- Nếu bé đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.

- Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.


Để răng bé khỏe đẹp, không bị sâu và có các dị tật, cha mẹ cần:

- Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.

- Hạn chế các thói quen xấu của bé như ăn bánh kẹo thường xuyên, không đánh răng trước khi ngủ, ngậm vú giả, mút ngón tay. Những thói quen này có thể gây di lệch hàm răng, dẫn đến móm hoặc vẩu.

- Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là đảm bảo chất canxi ngay từ giai đoạn mang thai.

- Không tự ý mua kháng sinh cho con uống để phòng ngừa tình trạng vàng răng vĩnh viễn do thuốc.

- Đưa con đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và xử lý các bất thường.

Thức ăn phù hợp với từng thời kỳ mọc răng ở trẻ

Với mỗi giai đoạn phát triển, bé lại cần một thực đơn phù hợp để giúp răng và nướu khỏe mạnh.

4 - 8 tháng

Thông thường, 4 tháng sau khi sinh , bé xuất hiện hiện tượng “chảy dãi”, báo hiệu chiếc răng sữa đầu tiên sẽ nhú lên trong tương lai gần. Vị trí của chiếc răng này thường nằm ở hàm dưới.

Thời điểm bé chuẩn bị mọc răng hoặc răng nhú lên khỏi lợi, bạn có thể thay đổi thực đơn cho bé từ thức ăn dạng lỏng dần dần sang dạng sền sệt hoặc đặc hơn với các món như: khoai tây nghiền, cháo… để bé trải nghiệm cảm giác thức ăn hơi đặc một chút sẽ như thế nào (chú ý nên bắt đầu từ lượng thức ăn ít, sau đó tăng nhiều lên theo thời gian).

Ngoài ra, bạn có thể hầm nhừ rau củ, bỏ hạt và cắt nhỏ một số loại hoa quả mềm để cho bé ăn. Điều này sẽ giúp răng sữa của bé mọc thuận lợi hơn, đồng thời luyện tập cơ nhai, thúc đẩy nướu và răng sữa của bé phát triển khỏe mạnh.



8 – 12 tháng

Trong khoảng thời gian này, bé sẽ dần dần mọc 2 hoặc nhiều răng hơn, nhưng chắc chắn là từ răng cửa hàm trên rồi sang hai bên.

Mẹ cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé với những món ăn bổ dưỡng chế biến từ nhiều loại thịt được băm nhỏ. Thức ăn cũng cần có độ cứng thích hợp, không nên lỏng và mềm quá. Thịt lợn băm, cà rốt ninh nhừ và đậu phụ là những gợi ý mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chú ý sử dụng trong thực đơn của con giai đoạn này.


9 – 13 tháng

Các răng bên cạnh răng cửa hàm trên về cơ bản đã “có mặt” đầy đủ (đến 13 – 16 tháng, các răng mọc xung quanh răng cửa hàm dưới cũng xuất hiện). Đây cũng là giai đoạn chức năng tiêu hóa của bé đã gần hoàn thiện, vì vậy bé có thể ăn thức ăn đặc hơn, rau nấu chín kỹ.

13 – 18 tháng

Lúc này bé đã có khoảng 8 – 12 chiếc răng và hàm răng cũng trở nên “mạnh” hơn. Bạn có thể giảm lượng thức ăn lỏng, tăng thức ăn đặc vì bé đã có thể ăn được cháo đặc, cơm nấu nát, bánh mì và các loại rau nấu chín tới.

16 – 20 tháng

Khoảng 20 chiếc răng sữa xinh xắn của bé về cơ bản đã hình thành và đây là giai đoạn bé bắt đầu chuyển sang ăn cơm, mì, bánh mỳ và một số thức ăn của người lớn được rồi.

Trên thực tế, mỗi trẻ có sự phát triển khác biệt, vì vậy các loại thức ăn ứng với từng giai đoạn trên chỉ mang tính gợi ý. Bạn nên theo sát quá trình mọc răng và ăn dặm của con để điều chỉnh cho phù hợp.

Nguồn : Nha Khoa Phương

Cha mẹ có nên lo lắng khi không thấy bé mọc răng?

Cách giúp bé giảm khó chịu trong thời gian này

Quá trình mọc răng không kéo dài nên sự đau đớn và nhức nhối một chút trong lúc này cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến thể chất của bé. Vì thế sử dụng thuốc giảm đau chỉ là phương án lựa chọn cuối cùng. Cách tốt nhất mẹ có thể làm cho bé là nhẹ nhàng xoa lợi cho bé bằng ngón tay sạch của mẹ hoặc bằng khăn lạnh đã được vò sạch sẽ, như thế giúp bé kiểm soát được cơn đau và khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Loại thuốc có chất Acetaminophen có thể giảm cơn đau cho bé nhưng tốt nhất mẹ cần tham khảo tư vấn của các bác sỹ nhi khoa trước khi cho con sử dụng.



Cha mẹ có nên lo lắng khi không thấy bé mọc răng?

Các chuyên gia đã khẳng định không có sự khác biệt giữa việc mọc răng sớm hay muộn nên các mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng nhé. Chiếc răng đầu tiên có thể nhú vào bất cứ thời điểm nào từ 3 đến 12 tháng tuổi. Một số trẻ đã nhú răng ngay từ lúc mới 3 tháng tuổi nhưng lại có bé đến tận 1 tuổi mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Các chuyên gia nhi khoa cho biết việc mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, vì thế nếu cha mẹ bé mọc răng từ 3 tháng tuổi thì bé cũng sẽ giống bố mẹ thôi.

Nếu đến 14 tháng bé vẫn chưa có biểu hiện mọc răng thì rất có thể đó biểu hiện của một vấn đề khác như chứng loạn sản ngoại bì. Đây là chứng biểu hiện sự phát triển bất thường của da, tóc, móng, răng và tuyến mồ hôi, nó có thể ảnh hưởng tới da và hệ thần kinh nên tốt nhất mẹ hãy cho bé đi khám cẩn thận và có thể sẽ được bác sỹ hướng dẫn thực hiện chụp tia X để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Mọc răng sữa là quá trình rất quan trọng trong sự phát triển của bé. Răng sữa giữ chỗ trước và hướng cho răng vĩnh viễn sau này của bé được ở đúng vị trí của nó. Nếu răng sữa của bé bị hư hỏng nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn, khả năng nhai và nói của trẻ sau này. Vì thế các mẹ hãy quan tâm và để ý đặc biệt đến con trong khoảng thời gian này.

Nguồn :Nha Khoa Phương

12 dấu hiệu bé sắp mọc răng



Bé thường mọc răng ở giai đoạn 6 tháng tuổi (khó biết chính xác thời điểm bé mọc chiếc răng đầu tiên) và sau đó, những chiếc răng còn lại tiếp tục mọc cho đến khi bé được khoảng 30 tháng (2 tuổi rưỡi). 
12 dấu hiệu cảnh báo bé sắp mọc răng, qua tổng hợp từ Whattoexpert là:



1. Chảy dãi:

 Quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên, bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.

2. Cằm và quanh miệng nổi ban:

 Do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng (thậm chí là dưới cổ) - đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt.

Để tránh bị nổi bạn, bạn nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi.

3. Bị ho

 Nước dãi chảy ra có khả năng khiến bé bị nghẹn, gây ho. Nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì nó càng chứng tỏ, bé sắp mọc răng.

4. Thích cắn:

 Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt. Khi đó, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn. Một ngón tay sạch, mảnh khăn sạch được nhúng nước mát, đồ ăn mát… rất thích hợp để bé gặm.

5. Bị đau:

Khi lợi bị sưng, bé sẽ quấy khóc vì đau. Chiếc răng đầu tiên mọc lên thường khiến bé bị đau nhất. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu hơn do bé đã làm quen với cảm giác bị đau khi mọc răng.

6. Dễ cáu kỉnh:

Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.

7. Từ chối bú

 Cơn đau trong miệng làm bé phải đề phòng với những thứ được mẹ đưa vào miệng, cho dù đó là “ti mẹ” hay bình sữa.

8. Bị tiêu chảy:

Dấu hiệu này chưa được các chuyên gia khẳng định là đúng nhưng nhiều người mẹ nhận thấy, trong giai đoạn mọc răng, bé đi tiêu nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải yếu tố khiến bé mắc tiêu chảy; do đó, nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

9. Bị sốt:

 Tương tự dấu hiệu tiêu chảy, mọc răng không phải nguyên nhân gây sốt cao ở bé. Các chuyên gia lý giải, thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi (bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm). Do đó, những tác nhân gây sốt bên ngoài dễ xâm nhập vào cơ thể bé. Ngoài ra, dấu hiệu lợi bị tấy đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.

10. Ngủ không ngon:

Cơn đau răng không chỉ khó chịu vào ban ngày mà nó còn khiến bé bất an vào cả ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.

11. Có thể nổi cục ở lợi:

 Lúc này, bạn nên dùng miếng gạc mát, chườm vào chỗ bị sưng trên lợi cho bé.

12. Kéo tai, dùng tay chà vào má:

 Bởi vì, lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại. Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.

Nguồn : Nha Khoa Phương 

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Chăm sóc răng sữa của bé

Chiếc răng đầu tiên của bé là răng cửa giữa hàm dưới, mọc khi 6-8 tháng tuổi. Bé có đủ 20 răng sữa (10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới) khi được 24-30 tháng. Mỗi hàm sẽ gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ và 2 răng hàm lớn.

Công thức chung để tính số răng cần có của bé là lấy số tháng trừ đi 4. Chẳng hạn, bé 12 tháng tuổi thường có khoảng 8 cái răng. Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều bình thường. Nguyên nhân chậm mọc răng có thể do trẻ sinh non, yếu, do chế độ ăn của bé chưa hợp lý hoặc mẹ kiêng khem quá nhiều.

Răng sữa có các công dụng như:

- Giúp tiêu hóa thức ăn: Sau 6 tháng, trẻ sẽ bắt đầu ăn bổ sung với những thức ăn cứng và khó tiêu hơn.

- Giúp răng vĩnh viễn mọc đều hơn, không chen chúc. Thông thường, một răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm. Sau vài năm, chân răng bắt đầu tiêu dần, chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn sẽ trồi lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng và phải nhổ sớm, mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa lớn kịp nên không mọc ngay được, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc lệch.

- Giúp xương hàm phát triển: Nhờ có răng, bé có thể nhai, cắn thức ăn. Các động tác này giúp cho hàm phát triển bình thường.

- Giúp trẻ phát âm: Nếu răng sữa bị hỏng sớm, phải nhổ, trẻ có thể nói ngọng.

Với những tác dụng vừa kể, răng sữa của bé cần được chăm sóc thật cẩn thận theo cách sau:

- Nếu bé chưa có hoặc mới mọc răng, chưa biết cách súc miệng và nhổ ra, bố mẹ có thể cho bé uống nước để súc miệng sau khi ăn. Ít nhất 1 lần/ngày dùng gạc quấn quanh ngón tay nhúng vào nước sạch để chùi răng, lợi cho bé, chú ý chùi cả bên trong lẫn bên ngoài.

- Khi bé đã biết nhổ ra, không nuốt kem đánh răng nữa (thường là lúc 3 tuổi), bắt đầu tập cho bé đánh răng. Chọn loại bàn chải có lông mềm, cấu trúc và kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của bé. Thuốc đánh răng phải không cay, hơi ngọt và có mùi thơm, có thể thêm chất phòng ngừa bệnh răng miệng và chất tẩy làm răng trắng; chỉ bôi một lượng nhỏ bằng hạt đậu đen.

Cách đánh răng đúng: Với mặt ngoài răng, nghiêng bàn chải để lông bàn chải ép nhẹ lên lợi và răng, rung nhẹ để lông chui vào kẽ răng và di chuyển hết mặt ngoài theo chiều lên và xuống. Với mặt trong răng, làm giống như mặt ngoài nhưng chú ý để bàn chải thẳng đứng và cũng di chuyển lên xuống. Với mặt nhai, để lông bàn chải thẳng đứng, chải ngang từng đoạn ngắn.

- Sau khi răng đã hình thành, trẻ rất cần fluor để làm men răng cứng chắc, chống đỡ vi khuẩn gây sâu răng. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý cho con ăn những thức ăn giàu fluor như cá (đặc biệt là cá biển), trứng, sữa tươi, gan...

- Nhớ giữ vệ sinh ngay cả khi cho bé ăn đêm bằng sữa nhân tạo. Phải súc miệng bằng nước lọc; nếu không, bé sẽ bị sâu răng toàn bộ vì qua một đêm, lượng bột - đường trong miệng sẽ lên men và làm hỏng men răng.

- Không nên cho bé mút tay và ngậm vú giả vì lúc này, các xương hàm có thể chưa ráp nối xong, còn hở ở đường giữa. Thói quen kể trên sẽ đẩy các xương hàm chưa liền ra phía trước, gây v

Mách mẹ mẹo chăm sóc răng cho bé thật tốt

Chăm sóc răng cho bé ngay từ nhỏ rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến cả việc phát triển và sức khỏe răng miệng của trẻ khi trưởng thành.Con mọc lệch răng vì mẹ cho ăn cơm muộnKhông nên cho bú đêm khi trẻ mọc răng sữaTrẻ sinh vào mùa đông thường mọc răng chậm

Chăm sóc răng qua các giai đoạn mọc răng của trẻ

Chuẩn bị mọc răng: 0-6 tháng

Vệ sinh nướu giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng khi mọc răng. Cho nên trong giai đoạn này mẹ cần lưu ý vệ sinh nướu cho bé vài lần 1 ngày và nhớ vệ sinh cả hàm trên và hàm dưới.

Răng sữa có thể mọc trong khoảng từ 3 – 12 tháng, trung bình là gần 6 tháng. Răng được hình thành trong tử cung, do đó, những vitamin, khoáng chất như canxi và phốt pho được mẹ bổ sung từ khi mang thai đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển răng của bé.

Trong vòng vài ngày hoặc vài tuần trước khi bé mọc răng sữa, bé thường chảy nước dãi nhiều và thích nhai bất cứ vật gì bé có được.

Lúc này, bạn nên vệ sinh chỗ mọc răng của bé bằng một miếng gạc, hoặc khăn sạch. Nên vệ sinh trước khi bé đi ngủ và sau bữa ăn sáng để tránh vi khuẩn phá vỡ bề mặt răng sữa của bé.

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa bé đến nha sĩ khám răng trong vòng 6 tháng kể từ khi bé mọc chiếc răng đầu tiên.


Giai đoạn trẻ chuẩn bị mọc răng mẹ cần chăm sóc thật cẩn thận để tránh vi khuẩn hình thành, gây hại cho nướu của trẻ

Từ 6-12 tháng

Kể từ lúc mọc chiếc răng đầu tiên, bé sẽ mọc thêm ít nhất khoảng 8 chiếc răng nữa, chúng xuất hiện theo thứ tự: răng cửa trung tâm thấp hơn, răng cửa trung tâm trên và răng cửa phía dưới. Thời gian này, nếu bé cảm thấy ngứa lợi, hãy để bé ngậm núm vú giả để tránh việc bé mút tay, đụng chạm vào nướu, lợi gây đau.

Bạn nên vệ sinh răng cho bé bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp nướu bằng gạc hoặc khăn. Nếu trẻ cảm thấy đau trong thời kỳ mọc răng, hãy tham khảo bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau cho con.

Từ 12 - 18 tháng 

Nếu đã 15 tháng mà bé vẫn chưa mọc chiếc răng đầu tiên, hãy đưa bé tới khám nha khoa để kiểm tra nướu răng, bác sĩ có thể kiểm tra xem răng có ở dưới bề mặt và chà nướu của bé để giúp chiếc răng có thể mọc. Một số bé ở giai đoạn này, có thể cảm thấy khó chịu bởi sử thay đổi của cơ thể, bé có thể bị sốt, cảm thấy mệt mỏi, quá nóng hoặc quá lạnh.

Ở độ tuổi này, bạn đã có thể sử dụng bàn chải đánh răng cho trẻ. Nên chọn loại có chổi lông mềm mại, và sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ, đề phòng nếu trẻ có lỡ nuốt kem đánh răng trong khi vệ sinh răng miệng.


Một số lưu ý khác khi chăm sóc răng cho bé

Một số bé có thể bị chậm mọc răng, đây không phải dấu hiệu bệnh lý. Nguyên nhân chậm mọc răng có thể do trẻ sinh non, thể trạng yếu hoặc do chế độ ăn uống. Khi trẻ được 1 tuổi, mà vẫn chưa mọc răng thì đây được coi là tình trạng bất thường, do bé thiếu dinh dưỡng, còi xương. Bạn cần bổ sung cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.

Có một số triệu chứng khi mọc răng có thể làm bé khó chịu tuy nhiên cha mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi đây là tình trạng sinh lý bình thường nhiều trẻ gặp phải. Đó là, khi mọc răng, trẻ có thể mệt mỏi, hay quấy khóc, ít ngủ, chảy nước miếng. Ngoài ra, khi mọc răng, một số trẻ còn bị rối loạn tiêu hoá, đi ngoài phân bị lỏng

Để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau cho trẻ và rất có thể nhiễm trùng răng miệng, điều này sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn, lười ăn uống dẫn đến sút cân.

Đặc biệt, nhiều bậc phụ huynh không để ý đến dấu hiệu mọc răng của trẻ nên khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên đã rất lo lắng và tự cho trẻ uống các loại thuốc bổ, vitamin… Những lúc như vậy, cha mẹ nên bình tĩnh và đưa trẻ đến gặp bác sĩ ở các viện Nhi để được điều trị đúng tình trạng. Thường những dấu hiệu trên sẽ xuất hiện và tự hết trong vòng từ 3-7 ngày.

Bạn có thể làm dịu cho trẻ tạm thời bằng cách cho trẻ vật nhẹ, mềm để trẻ cắn như vòng mọc răng, núm vú giả…

Nếu trẻ bị sốt cao và đau nhiều trong thời gian mọc răng sữa. có thể dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau, liều lường theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không để trẻ sốt quá cao.

Chú ý tới việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Dùng miếng gạch hoặc vải mềm nhúng nước nhẹ nhàng lau và mat xa nướu.

Trong ăn uống hàng ngày, không nên cho trẻ ăn đồ quá nóng, quá lạnh. Ngoài ra, bổ sung thêm hàm luợng can xi trong thành phần bữa ăn hàng ngày.

Nếu trẻ quấy khóc, không chịu ăn kéo dài nhiều ngày, sụt cân, hãy cho trẻ đến khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị phù hợp
Nguồn : Nha Khoa Phương 

Cách Chăm Sóc Răng Trẻ Sơ Sinh?

Tôi Nên Chăm Sóc Răng Của Con Tôi Như Thế Nào ?

Chăm sóc răng miệng tốt bắt đầu ngay từ khi con của bạn còn nhỏ. Ngay cả trước khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, vì một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của răng trẻ trong tương lai. Ví dụ như tetracycline, là một loại kháng sinh phổ biến, có thể làm răng bị đổi màu. Chính vì điều đó mà thuốc này không nên được sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú hay phụ nữ ở nửa cuối thai kì.
Vì răng sữa của trẻ thường mọc khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, những hoạt động chăm sóc răng miệng thông thường như chải răng và sử dụng chỉ nha khoa là chưa cần cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ vẫn có nhu cầu chăm sóc răng miệng đặc biệt mà cha mẹ cần phải biết. Những điều này bao gồm bảo vệ trẻ khỏi bị sâu răng do bú bình và cung cấp đủ flour cho trẻ.



Sâu Răng Do Bú Bình Là Gì và Cách Phòng Tránh Ra Sao ?

Sâu răng do bú bình ở trẻ gây ra do sự tiếp xúc thường xuyên, lâu dài, với những chất lỏng có chứa đường. Những chất lỏng này bao gồm sữa mẹ, sữa pha, và nước trái cây. Những chất lỏng này bao quanh răng trong một khoảng thời gian dài khi trẻ ngủ, dẫn đến sâu răng mà đầu tiên phát triển ở răng cửa trên và răng cửa dưới. Vì lí do này, bạn không nên để trẻ đi ngủ với một bình đầy nước trái cây hay sữa trên miệng. Thay vì thế, khi đi ngủ, hãy cho trẻ một bình nước hoặc một núm vú giả do nha sĩ khuyên dùng. Nếu trẻ bú sữa mẹ, tránh cho con bạn bú liên tục. Và sau mỗi lần cho bú, hãy lau sạch răng và nướu của bé bằng một khăn hay gạc ẩm sạch.

Fluor Là Gì và Làm Thế Nào Tôi Biết Được Con Của Tôi Nhận Đủ Lượng Fluor?

Fluor có lợi ngay cả khi răng của trẻ bắt đầu nhú lên. Nó làm chắc men răng khi các răng đang hình thành. Trong rất nhiều hệ thống nước máy công cộng, một lượng fluor thích hợp được cho vào để giúp răng phát triển bình thường. Để biết liệu nguồn nước của bạn có chứa fluor hay không, và hàm lượng bao nhiêu, hãy gọi cho đơn vị cung cấp nước nơi bạn ở. Nếu hệ thống cung cấp nước của bạn không chứa (hoặc chứa không đủ) fluor, hãy nói với bác sĩ nhi khoa hoặc nha sĩ của bạn về thuốc bổ sung fluor có thể cho con bạn uống mỗi ngày. Nếu bạn sử dụng nước đóng chai để uống hoặc nấu ăn, hãy chắc rằng bạn có trao đổi với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn. Họ có thể khuyến cáo về lượng fluor phù hợp dành cho trẻ.
Nguồn :Nha Khoa Phương

6 nguyên tắc chăm sóc răng miệng cho trẻ

Chăm sóc răng miệng của trẻ đúng cách ngay từ đầu và sau đó dạy cho trẻ biết tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng

 1. Cho bé làm quen với việc làm sạch miệng trước khi bắt đầu mọc răng

Sau khi cho ăn, cần nhẹ nhàng lau sạch nướu răng của trẻ bằng khăn ẩm quấn quanh ngón tay.

2. Bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ ngay khi mới bắt đầu mọc

Một điều chắc chắn là răng sữa sẽ không tồn tại mãi, tuy nhiên nó có tầm quan trọng như răng vĩnh viễn sẽ mọc sau này. Răng sữa sẽ giữ không gian mà răng vĩnh viễn cần để có thể mọc đúng vị trí, đồng thời cũng giúp trẻ có thể nói và ăn. Vì thế, việc giữ vệ sinh răng sữa là rất cần thiết.


Cần dạy cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi còn bé. Ảnh minh họa: theautismangle
3. Tìm kiếm những lỗ sâu răng

Dấu hiệu đầu tiên của sâu răng chính là răng ố màu. Cách tốt nhất để tránh sâu răng ở trẻ nhỏ là không bao giờ để bé đi ngủ với một chai sữa hoặc nước quả đang bú dở.

Nếu bé có thói quen đi ngủ khi đang bú bình thì sẽ không thể tẩy rửa răng của mình. Điều đó có nghĩa là những thức uống ngọt (sữa thường có chứa nhiều đường) đó sẽ bao phủ răng trẻ trong nhiều giờ đồng hồ. Nếu bé cần có bình mới ngủ yên được, bạn nên thử cho trẻ một bình chỉ chứa nước lọc.

4. Cho trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn

Chỉ cần một ít nước sau mỗi bữa ăn cũng có thể rửa sạch răng cho bé, loại bỏ những thức ăn thừa trong miệng.

5. Đảm bảo cung cấp đủ flour cho trẻ

Ngoài việc sử dụng kem đánh răng có flour, trẻ nên được cung cấp flour thông qua cả nước uống. Flour vô cùng quan trọng trong việc phòng chống sâu răng và thường được thêm vào thành phần của các loại nước uống vì lý do này.

6. Đưa trẻ tới nha sĩ

Nhiều cha mẹ đánh đồng lần đi tới nha sĩ đầu tiên là khi đưa trẻ tới nhổ răng. Nên đưa trẻ tới nha sĩ khi bé được khoảng 3 tuổi, trừ khi trước đó cháu bị đau răng hoặc có các vấn đề về răng miệng cần đến gặp nha sĩ. Thậm chí chuyến đi đó chỉ là để trẻ ngồi trên ghế, há miệng to và được khen ngợi về việc đã làm tốt như thế nào trong việc tự chăm sóc răng miệng của mình

12 loại thực phẩm làm trắng răng một cách tự nhiên

 Uống nhiều nước khiến cho miệng của bạn không bị khô và nụ cười luôn tươi sáng. Smigel khuyên bạn hãy nhấp một ly rượu vang trước khi ăn tối, để ngăn chặn vết ố và mảng bám trên răng bạn.

1.Dâu tây

Tuy dâu tây có màu đỏ tươi, nhưng axit malic chứa trong dâu tây, hoạt động như một chất làm se tự nhiên giúp ngăn ngừa sự xỉn màu trên bề mặt răng, TS. Irwin Smigel, chủ tịch Hiệp hội thẩm mỹ nha khoa nói.


Tươi ngon và mọng nước, dâu tây có thể được dùng để ăn kèm với sa-lát cũng như làm món tráng miệng và có bán ở tất cả các chợ trong thời điểm này. Bởi vậy, việc ăn dâu tây hằng ngày thật tiện lợi và đơn giản.

2.Các loại hạt

Trong khi nhai, các loại hạt cứng giúp chà xát mảng bám và vết ố ra khỏi bề mặt răng, TS Matthew Messina, một phát ngôn viên của Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ cho biết.

Hãy ăn một vài quả hạnh nhân trong bữa ăn nhẹ buổi chiều, hạnh nhân cung cấp đầy đủ các chất đạm, chất béo lành mạnh và sẽ đem lại cho bạn một hàm răng trắng bóng như ngọc trai.

3.Hành tây

Mặc dù hành tây không phải là một bữa ăn nhẹ lý tưởng, gây “mất điểm” cho hơi thở của bạn, nhưng hoạt chất allium từ hành tây rất tốt cho răng. Alium không màu, sẽ không gây mảng bám trên bề mặt răng của bạn.

Ăn hành tây có tác động đến răng của bạn tương tự như bạn vừa đánh răng, làm cho răng của bạn sáng bóng dần lên.

4.Táo

Ăn táo rất tốt cho nướu và răng của bạn, và lượng nước cao trong táo sẽ làm tăng cường tiết nước bọt, phân giải và trung hòa các nhóm vi khuẩn dẫn đến hôi miệng và mảng bám trên răng.

5.Thuốc muối

Hãy tìm một chiếc bàn chải răng đã cũ, và thử chải răng với thuốc muối. Thuốc muối giống như một chất tẩy trắng, và sự thực thuốc muối là một loại muối trong chế biến thực phẩm, thuốc muối chứa chất mài mòn nhẹ giúp chà đi mảng bám và vết bẩn trên bề mặt răng.

6.Cần tây và cà rốt



Với hàm lượng nước cao như nhau, cần tây và cà rốt có lợi cho vòng eo và sức khỏe cuả bạn. Hai loại rau này cũng giúp cho răng bạn trở nên sáng bóng bằng cách kích thích tiết nước bọt giúp đánh tan vụn thức ăn thừa trên răng và tốt cho nướu của bạn.

7.Súp lơ xanh

Không giống như củ cải đường và nam việt quất, súp lơ xanh không hay bị mắc ở kẽ răng vì vậy nó không gây ra vết ố trên bề mặt răng của bạn. Hãy ăn những bông súp lơ xanh tươi trong bữa trưa , những bông hoa này sẽ chà xát lên bề mặt răng của bạn, giống như một chiếc bàn chải thật mềm mại và tự nhiên.

8.Phô mai

Phô mai cứng và được đóng thành từng khối nhỏ, chứa đầy đủ can xi tốt cho răng và nướu của bạn. Thêm vào đó, các loại phô mai gần như không màu, sẽ không để lại vết ố trên bề mặt răng của bạn…

9. Cam

Cam chứa một loại axit có thể mài mòn men răng của bạn,nếu ăn nhiều cam có thể khiến cho răng bạn trở nên trắng hơn. Nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên ăn quá nhiều cam, chỉ một cốc nước cam là đủ để có một hàm răng trắng bóng rồi.

Cam cũng chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho sức khỏe của bạn.

10.Nước

Uống nhiều nước khiến cho miệng của bạn không bị khô và nụ cười luôn tươi sáng. Smigel khuyên bạn hãy nhấp một ly rượu vang trước khi ăn tối, để ngăn chặn vết ố và mảng bám trên răng bạn.

Tuy nhiên, nước cũng làm giảm nồng độ axit trong miệng bạn, tác động xấu đến men răng của bạn. Bác sỹ Smigel cảnh báo không nên uống quá nhiều nước sô đa, axit trong loại nước này sẽ mài mòn men răng của bạn.

11. Lê

Bác sỹ Smigel khuyên bạn nên ăn một quả lê để trung hòa vi khuẩn gây mùi hôi và vi khuẩn gây vết bẩn trên răng. Vị ngọt của lê làm tăng tiết nước bọt, lê cũng giúp làm sạch các mảnh vụn thức ăn thừa, cho bạn một hàm răng sạch và sáng bóng.
 Sữa và sữa chua

12. Sữa và sữa chua

Các sản phẩm từ sữa luôn tốt cho răng. Hàm lượng can xi cao trong sữa sẽ làm răng bạn trở nên sáng bóng và chắc khỏe. Nhưng bác sỹ Messina cũng cảnh báo, không phải tất cả các loại thực phẩm chứa nhiều canxi (như rau chân vịt) đều tốt cho răng, các loại thực phẩm này dễ gây vết ố cho răng của bạn. Hãy ăn sữa chua trong những bữa ăn nhẹ, hoặc uống một cốc sữa và ăn kèm với bánh quy sau bữa ăn tối.
Nguồn :Nha Khoa Phương

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Điều trị các bệnh về nha chu

Xin chào Bác Sĩ ! Cháu bị viêm chân răng từ rất lâu rồi, nướu xưng to ở hàm dưới và bây giờ bắt đầu lên hàm trên . Cháu có uống thuốc kháng sinh nhưng ko đỡ . Cháu cũng ko cảm thấy đau nhưng cháu lo sợ sau này sẽ bị rụng cả hàm răng . Cháu vệ sinh cũng rất sạch sẽ ngày tối thiểu ngày đánh răng 2 lần và thay bàn chải 4 tháng 1 lần . Nhưng cháu ko hiểu sao lại bị viêm đến mức độ ấy . Cháu nghe nói phải làm phẫu thuật thì mới hết nhưng nhà cháu ko có điều kiện . Bây giờ hàm răng rất quan trọng, cháu lại sắp ra trường và xin việc làm nữa . cháu rất lo lắng . Vậy xin BS cho biết Cháu có phải phẫu thuật ko ? Và chi phí có cao ko ạ ? Và mai kia cháu có bị rụng hết răng ko ạ ? Cháu ko có điều kiện làm phẫu thuật bây giờ thì cháu phải làm jì , phải uống loại thuốc nào để ngăn chặn tình trạng xưng nướu ? Cháu rất mặc cảm khi phải cười thoải mái . Rất mong nhận được câu trả lời sớm của các BS ! Cháu xin chân thành cảm ơn !

(Mai Lan)

Trả lời: 
Các bệnh nha chu thường gặp nhất là viêm nướu răng và viêm quanh răng. Nha chu (bệnh của tổ chức quanh răng) là bệnh nhiễm khuẩn ở nướu răng, phá hủy sự liên kết giữa các sợi và xương, làm cho răng không gắn chặt vào xương hàm gây lung lay răng, có thể làm “rụng” răng hoặc áp-xe cấp tính gây đau đớn. Một trong những biện pháp giúp răng bền chắc là dùng vitamin. Dưới dây là một số loại vitamin thường được dùng điều trị cho các bệnh răng miệng.

Vitamin C: Ngoài tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, người ta còn dùng vitamin C để điều trị bệnh scorbut gây chảy máu chân răng. Vitamin C tham dự vào quá trình tổng hợp chất collagen (phân tử cơ bản của các mô liên kết). Việc thiếu hụt trầm trọng vitamin C sẽ dẫn đến bệnh scorbut, tế bào o­ntoplast bị thoái hóa, tủy răng, nướu răng trở nên xốp làm nướu răng bị viêm loét, dễ chảy máu chân răng và dẫn đến rụng răng. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn nhiễm, chống nhiễm khuẩn chân răng. Các vết thương sẽ mau lành nếu các mô được bão hòa lượng vitamin C.

Vitamin E: Goodson và cộng sự sau khi điều trị cho 14 bệnh nhân bị viêm nha chu bằng vitamin E đã nhận định vitamin E có khả năng ức chế prostaglandin. Kết quả cho thấy có sự giảm viêm sau khi điều trị bằng vitamin E trong 3 tuần. Báo cáo của công trình nghiên cứu cũng xác định có sự tương quan giữa nồng độ vitamin E trong máu với bệnh nha chu.

Ngoài ra còn phải kể đến tác động của một số hoạt chất khác như:

Lysozyme: Tỏ ra có hiệu quả diệt khuẩn và chống viêm trong các bệnh viêm nha chu do vi khuẩn gây ra...

Carbazochrome: Tỏ ra hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị tính mỏng manh của thành mạch và làm gia tăng sự đàn hồi, từ đó ngăn chặn được hiện tượng xuất huyết.

THUỐC TẠI CHỖ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH RĂNG MIỆNG

Đấy là những thuốc súc miệng để vệ sinh răng miệng, chống hôi miệng như Betadine (chứa povidone-iodine); Kem đánh răng trị các dạng đau trong bệnh nha chu, viêm nướu, chảy máu nướu răng như Arthrodont; Gel giảm đau, chống viêm bôi vào vùng đau như Kamistad-Gel; Viên ngậm chống nhiễm khuẩn, giảm đau trong các trường hợp viêm nướu răng, viêm nha chu như Lemocin v.v...

Ngoài ra còn nhiều loại thuốc cho tác dụng tổng quát để trị các bệnh nhiễm trùng, kháng viêm giảm đau trong các bệnh răng miệng như kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc corticoid.

Trường họp của bạn nên đi khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để được các Bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

Một số bệnh răng miệng phổ biến nhất


Báo cáo về sức khoẻ răng miệng toàn cầu của FDI tháng 5-2005 cho thấy 60-90% học sinh và hầu hết người lớn ở những nước công nghiệp bị ảnh hưởng bởi các bệnh về răng miệng.

Một con số thống kê gần đây cho thấy đến hơn 90% người trên 45 tuổi mắc bệnh sâu răng. Sâu răng, nha chu... là một số bệnh răng miệng phổ biến nhất của răng.

- Sâu răng



Bệnh sâu răng cùng với bệnh quanh vùng răng là những bệnh phổ biến nhất của ngành Nha khoa và hiện đang có chiều hướng tăng cao ở nước ta do thay đổi trong lối sống, thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống có quá nhiều đường.

Bệnh sâu răng chính là sự tiêu huỷ tổ chức cứng của răng (bao gồm men răng và ngà răng), tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng mà nguyên nhân chính là do vi khuẩn. Những yếu tố quan trọng gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường trong thức ăn và thời gian để vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng.

Nhận biết: thông thường khó nhận biết vì khi các lỗ sâu răng xuất hiện thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, đang bước sang giai đoạn trầm trọng.

Nếu không điều trị thì tuỷ răng sẽ chết và có thể phát sinh những biến chứng như viêm quanh cuống răng, viêm xương, viêm hạch...

- Nha chu

Nha chu còn gọi là bệnh quanh răng bao gồm viêm lợi, viêm quanh răng, hư quanh răng và teo vùng quanh răng, trong đó, viêm lợi và viêm răng là hai chứng bệnh quan trọng nhất.

Khi mắc bệnh viêm lợi, lợi của người bệnh trở nên sưng, đỏ, dễ cháy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ trở thành mãn tính và chuyển thành viêm vành răng. Nếu không điều trị đúng mức thì xương và dây chằng quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần và có thể dẫn đến gãy răng.

Nguyên nhân của những chứng răng miệng nói trên là do mọi người ít quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng. Người VN vẫn còn có những thói quen gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng khác như trẻ em mút ngón tay, cắn móng tay, chống cằm, ăn quà vặt thường xuyên, người lớn không đi khám răng định kỳ (chỉ khi phát hiện sâu răng hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng mới tìm đến nha sĩ), hút thuốc lá, ăn uống thức ăn chứa nhiều chất ngọt, đánh răng không đúng cách...

Để sức khoẻ răng miệng của người dân tốt hơn cần thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng, giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ từ lúc mới sinh, khám định kỳ 6 tháng một lần hoặc ít nhất 1 năm một lần...

Nguyên nhân gây hôi miệng

Hôi miệng do nguồn gốc tại miệng


- Lưỡi: Lưỡi là vùng có liên quan chặt chẽ nhất với tình trạng hôi miệng. Các vi khuẩn trên lưỡi sinh ra các hợp chất nặng mùi và các acid béo, là nguyên nhân của 80-90% các ca hôi miệng liên quan trực tiếp đến miệng. Một lượng lớn vi khuẩn tìm thấy ở phía sau của mặt lưng lưỡi – vùng tương đối ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động bình thường – vì đây là vùng khô, ít được làm sạch và quần thể vi khuẩn có thể phát triển mạnh mẽ trên các mảnh thức ăn tồn đọng, xác các tế bào biểu mô và dịch mũi.


- Miệng: Hơn 600 loại vi khuẩn được tìm thấy trong miệng. Hàng chục loại trong số này tạo ra mùi hôi rất khủng khiếp khi ủ trong phòng thí nghiệm. Mùi được sản xuất ra chủ yếu là do sự phân hủy các protein thành các axit amin cá nhân và một số loại axit amin nhất định lại phân hủy sinh ra mùi dễ nhận thấy. Các vùng khác của miệng cũng có thể góp phần vào việc gây mùi tổng thể, tuy nhiên không phổ biến như vùng phía sau của lưỡi như vùng kẽ răng, vùng dưới lợi, phục hình răng sai quy cách, các ổ áp-xe, răng giả không vệ sinh. Các tổn thương răng miệng gây ra do nhiễm virut như Herpes Simplex và HPV cũng góp phần gây ra hơi thở hôi.

- Các bệnh lợi: Có một số tranh cãi về vai trò của bệnh nha chu gây ra hôi miệng. Tuy nhiên, bệnh nha chu tiến triển là một nguyên nhân phổ biến của chứng hôi miệng nặng. Các sản phẩm của các vi khuẩn kỵ khí phát triển bên dưới lợi có mùi hôi và đã được chứng minh trên lâm sàng là tạo ra hơi thở hôi rất mãnh liệt. Việc loại bỏ vôi răng dưới lợi (cao răng, mảng bám cứng) và mô dễ vỡ giúp cải thiện tình trạng trên một cách đáng kể. Cần có sự phối hợp giữa việc nạo túi lợi và làm nhẵn bề mặt chân răng với sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn.

Nguồn gốc ngoài miệng




- Mũi: Nguồn gốc gây hôi miệng thứ hai chính là mũi. Khí thở từ mũi có mùi cay nồng khác với mùi hôi từ miệng. Nguyên nhân gây hôi miệng từ mũi thường là do viêm xoang hay các cơ quan bên ngoài.

- Amidan: Viêm hoặc thoái hóa của amidan góp một phần nhỏ vào chứng hôi miệng. Vôi hóa các hốc amidan (gọi là sỏi amidan) gây ra mùi rất hôi khi thở.

- Thực quản: Thoát vị thực quản hay trào ngược dạ dày thực quản cho phép axid đi qua thực quản và thoát khí ra ở miệng. Túi thừa Zenker (túi thừa hầu-thực quản) cũng có thể gây ra hơi thở hôi do sự chuyển hóa các thực phẩm được giữ lại trong thực quản.

- Dạ dày: Dạ dày được coi là một nguồn gốc rất phổ biến của hơi thở hôi. Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày thường gây ra tình trạng hôi miệng nặng nề.

Cách phòng và điều trị chứng hôi miệng

Hôi miệng là một chứng bệnh ở răng miệng khá phổ biến, khiến người bị mắc chứng hôi miệng cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp và trong đời sống hàng ngày, không những gây khó chịu tự ti cho bản thân mà còn gây khó chịu cho người xung quanh. Vậy cách điều trị hôi miệng là gì? Dưới đây là hướng dẫn cách phòng và điều trị chứng hôi miệng.

Cách phòng chứng hôi miệng

Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, để miệng luôn ẩm ướt, tránh khô miệng.
Sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh sạch sẽ răng miệng, lấy hết mảng thức ăn bám ở kẽ răng, không nên dùng tăm tre để xỉa răng bởi vì nó khiến cho răng bị tách thưa dần và cũng không làm sạch được hết các kẽ răng khít quá.

Đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần, kem đánh răng nên có thành phần là flo, canxi, muối giúp răng chắc khỏe và trắng sáng hơn, lại diệt khuẩn làm sạch răng. Lưu ý nên thay bàn chải đánh răng sau 3 tháng.

Làm sạch lưỡi nếu thấy lưỡi có bựa trắng nhiều: dùng gạc sạch tẩm nước muối pha loãng (nước muối sinh lí NaCl 0,9%) bọc quanh 1 ngón tay và dùng ngón tay đó lau vào lưỡi cạo sạch các mảng bám trắng đó hoặc sử dụng que cạo lưỡi để làm sạch lưỡi.

Không hút thuốc lá, thuốc lào và sử dụng các chất kích thích … để giảm sự hôi miệng.

Sử dụng nước súc miệng bạc hà hoặc nhai kẹo cao su không đường vừa giúp tập luyện cơ miệng khỏe mạnh vừa làm giảm hôi miệng.

Khám nha sĩ định kì 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các bệnh về răng nướu và điều trị sớm.



Cách điều trị hôi miệng

Dựa vào nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng của bạn mà có cách điều trị hôi miệng thích hợp:

Chăm sóc răng miệng: Chải răng mỗi ngày 2-3 lần, làm sạch các mảng bám thức ăn bám vào các kẽ răng bằng chỉ nha khoa, trong lúc đánh răng bạn có thể dùng bàn chải chải nhẹ vào lưỡi để làm sạch các bựa trắng bám ở lưỡi, điều này giúp giảm hôi miệng hiệu quả.

Nếu hôi miệng do việc bạn bị viêm nhiễm về răng nướu hoặc viêm nhiễm về đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa … thì cần điều trị khỏi các bệnh này đồng thời kết hợp với việc chăm sóc răng miệng.

Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, các loại hoa quả có chứa chất chống oxi hóa và vitamin C như cam, quít, táo …

Nhai kẹo cao su hoặc sử dụng nước súc miệng có chứa chất chlohexidine gluconate (Peridex, Perio-Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride tác dụng giảm hôi miệng hiệu quả.



Nếu sử dụng răng giả thì cần tháo bỏ răng giả đánh làm sạch nó mỗi ngày, ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm để làm sạch răng giả.

Tránh sử dụng thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích cà phê …

Trên đây là cách phòng và điều trị chứng hôi miệng mà các bạn nên biết và có chế độ chăm sóc răng miệng hiệu quả. Chúc các bạn luôn có nụ cười đẹp nhất, giao tiếp tự tin nhất.

9 cách chữa hôi miệng hiệu quả

Nha Khoa Phương  xin được chia sẻ với mọi người 9 cách chữa hôi miệng hiệu quả mà đơn giản. Hơi thở thơm mát sẽ có tác dụng giúp bạn trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, không gây khó chịu cho người đối diện. Cùng khám phá 9 cách chữa hôi miệng hiệu quả nhất!


Chữa hôi miệng bằng chanh

Chữa hôi miệng với một trái chanh là 1 phương pháp đã có từ rất lâu đời. Tính axit cao trong chanh sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên lưỡi và nướu răng. Trộn một muỗng canh nước cốt chanh với một cốc nước và súc miệng. Bạn thậm chí có thể làm hỗn hợp muối, chanh và nước để súc miệng trước khi đi ngủ. Biện pháp này chắc chắn sẽ chữa hôi miệng cho bạn trong vòng chỉ vài ngày


Rau mùi tây giúp hơi thở the mát

Rau mùi tây có chứa chất diệp lục thực sự có thể giúp kiểm soát mùi hôi của miệng. Dùng lá rau mùi tây nhúng trong giấm sau đó nhai kỹ lá này trong một hoặc hai phút. Hoặc bạn có thể ép lá mùi tây và bạn có thể nhâm nhi loại nước ép này bất cứ lúc nào bạn muốn hơi thở của mình trở nên the mát. Lá mùi tây cũng còn giúp ích trong việc tiêu hóa vì nó làm giảm việc sản sinh khí đường ruột.

Kiểm soát hơi thở có mùi bằng trà xanh


Uống trà có thể kiểm soát hơi thở có mùi, trong trà có một chất gọi là polyphenol được tìm thấy trong trà xanh có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bạn có thể lựa chọn trà bình thường hoặc trà thảo dược với lá linh lăng. Để pha trà thảo dược này, lấy hai muỗng cà phê lá cỏ linh lăng khô vào một cốc nước sôi và ngâm trong khoảng mười lăm phút. Bạn có thể uống trà thảo dược này nhiều lần trong ngày để giữ cho hơi thở của bạn được thơm mát.

Nước

Cách đơn giản nhất là dùng nước, nước rất cần cho việc giữ hơi thở của bạn được thơm mát. Sau khi ăn nên súc miệng bằng nước, sẽ làm sạch những thức ăn còn bám lại trên răng và làm sạch miệng. Miệng sạch vi khuẩn thì sẽ không có mùi hôi.

Rau thì là



Thì là được sử dụng rất phổ biến trong nấu ăn, loại thảo mộc này có đặc tính kháng khuẩn có thể ngăn chặn hơi thở bốc mùi. Bạn hoàn toàn có thể khử mùi hôi miệng bằng cách lấy một thìa thì là và nhai từ từ. Ngoài ra bạn còn có thể nhai hạt cây thì là kết hợp với những hạt khác như bạch đậu khấu, đinh hương sau khi ăn uống cũng giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát hơi thở khó chịu.

Giấm táo

Trong giấm táo có chứa axit nên là một cách tuyệt vời để ngăn việc hơi thở có mùi. Hãy pha một muỗng cà phê giấm táo trong một cốc nước và uống trước khi ăn. Giấm có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như chữa bệnh hôi miệng. Cũng hãy uống một muỗng canh giấm táo sau mỗi bữa ăn. Bạn cũng có thể súc miệng với giấm táo hòa với một cốc nước.

Bột nở



Bột nở là một cách rất hữu hiệu trị hôi miệng. Nó sẽ làm giảm nồng độ axit trong miệng và ngăn không cho vi khuẩn hình thành trên lưỡi. Bạn có thể dùng bột nở đánh răng hoặc súc miệng bằng nước ấm. Đây là một cách đơn giản mà hiệu quả để xử lý bệnh hôi miệng ngay tại nhà.

Đinh hương

Với tính sát trùng mạnh mẽ, đinh hương hoàn toàn có thể giúp bạn thoát khỏi mùi hôi miệng. Cách dễ nhất là nhai một vài mẩu đinh hương sau khi ăn sẽ loại bỏ mùi hôi trong vòng vài phút. Hoặc cũng có thể pha trà đinh hương để uống bằng cách ngâm khoảng 3 nhánh đinh hương trong nước nóng khoảng 20 phút và khuấy đều. Có thể uống trà này như nước súc miệng một ngày 2 lần.

Dầu cây tràm chà


Trong dầu cây trà có tính sát trùng, hoạt động như một chất khử mùi mạnh mẽ.Bạn có thể nhỏ vài giọt lên bàn chải đánh răng mỗi ngày hoặc dùng những loại kem đánh răng có chứa tinh chất dầu cây tràm trà. Hoặc thậm chí bạn có thể dùng tinh dầu trà, cộng với tinh dầu chanh, bạc hà với liều lượng ngang nhau pha với nước dùng để súc miệng hằng ngày.

Hy vọng 9 cách chữa hôi miệng trên sẽ giúp ích cho bạn!


Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Elmich | Sức Khỏe Răng Xinh | Sức Khỏe Răng Xinh | Sức Khỏe Răng Xinh