Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

8 loại thức uống xử lý nhiệt miệng hiệu quả

8 loại thức uống xử lý nhiệt miệng hiệu quả


Dấu hiệu bị nhiệt miệng là xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở lợi, đầu lưỡi... Khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ "vất vả". Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh như stress, nhiễm khuẩn ở răng miệng, chấn thương niêm mạc miệng, thiếu vitamin...

Theo quan niệm Đông y cổ truyền và các chuyên gia về sức khỏe, sau đây là những đồ uống lí tưởng nhất cho người bị nhiệt miệng, vừa thanh nhiệt, vừa có tác dụng làm mát, xoa dịu cơ thể khi bị nóng trong người.

1. Chè tươi

chữa nhiệt miệng
Chè xanh
Uống nước chè tươi hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng bảo vệ răng miệng rất hiệu quả do bản chất chống oxy hóa. Có thể dùng ống hút khi uống nước để giảm đau.

2. Nước cam

chữa nhiệt miệng
Nước cam
Trong nước cam có chứa hàm lượng vitamin C cao, rất có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nước cam có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm có hiệu quả, do đó sẽ rất có ích cho những người bị nhiệt miệng.

3. Trà xanh

chữa nhiệt miệng
Trà xanh
Trà xanh có tính kháng khuẩn cao, do đó chúng ta không thể bỏ qua loại tinh chất đặc biệt này, trong trà xanhh có chứa hoạt chất kháng oxy hóa có tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, uống quá nhiều hoặc đun quá đặc sẽ gây tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm.

Theo tiến sĩ Zuo Feng Zhang, nhà nghiên cứu dịch tễ học của Đại học Maryland, mỗi người nên dùng 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe, nhiều nghiên cứu khác thì cho rằng dùng hạn chế tối đa 10 tách trà xanh/ ngày tốt cho sức khỏe nếu bạn không bị trà xanh gây mất ngủ..

4. Nhân trần

Theo các y thư cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp. Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều, dùng nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc có pha chút mật ong.

5. Bột sắn dây

chữa nhiệt miệng
Bột sắn dây
Theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 – 15 g/ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, pha loảng với nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ cho uống chính tốt hơn uống sống.

6. Rau má

chữa nhiệt miệng
Rau má
Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe, trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.

7. Nước khế chua

Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt

8. Rau diếp cá

chữa nhiệt miệng
Rau diếp cá

Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Gần đây Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy trong rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó mà rau diếp có có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng. Chúng ta có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, dùng cả nước để uống và ăn cả bả rau diếp cá sẽ rất tốt cho việc điều trị và làm mát cơ thể.

Các bác sĩ khuyên rằng khi bị nhiệt miệng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng (Vitamin nhóm B, Vitamin C, Vitamin A, Kẽm, Sắt…) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và nhanh làm lành vết thương. Nên ăn các loại thịt như ngan, vịt và các loại cá nước ngọt. Nên ăn nhạt.

Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

6 triệu chứng lão hóa răng

6 triệu chứng lão hóa răng


Bạn có biết rằng răng của bạn đang trong quá trình bị lão hoá. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra tiêu chuẩn hàm răng chắc khỏe là không bị sâu, không bị nhức, màu sắc bình thường, không chảy máu chân răng. Tuy nhiên, khi sức khỏe răng miệng ở vào những tình trạng dưới đây, thì đó gọi là triệu chứng "lão hoá răng".

1. Răng nhạy cảm

lão hoá răng
Biểu hiện là khi ăn các đồ quá lạnh, nóng, chua, ngọt, răng sẽ xuất hiện triệu chứng ê buốt. Do bề mặt răng mài mòn theo tuổi tác, men răng bị mất đi, dẫn đến hiện tượng lộ ngà răng khiến răng dễ ê buốt khi gặp phải các kích thích. Do vậy, hãy hạn chế ăn những thức ăn gây kích thích răng và thức ăn chứa axit bào mòn men răng, dùng dụng cụ hỗ trợ khi ăn những thức ăn có vỏ quá cứng, từ bỏ thói quen đánh răng theo hướng ngang.

2. Lợi sưng, chảy máu chân răng

Nếu lợi bị sưng, kèm theo chảy máu, khả năng do lợi bị viêm. Nếu như trong lúc đánh răng hay nhai thức ăn phát hiện răng chảy máu, cũng cần lưu tâm, viêm lợi không xử lý kịp thời sẽ phát triển thành viêm nha chu.

3. Sâu răng

lão hoá răng
Răng sâu
Theo sự tăng dần của tuổi tác, niêm mạc khoang miệng cũng xuất hiện hiện tượng co hẹp lại, khiến lợi cũng co lại, và khoảng cách giữa các răng rộng hơn. Nếu không chú trọng bảo vệ khoang miệng, để thức ăn lưu lại, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi trên bề mặt răng, khiến tỷ lệ sâu răng tăng cao, không kịp thời điều trị có thể dẫn đến viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng. Dự phòng răng bị sâu ngoài việc dùng kem đánh răng chứa flour và đánh răng đúng cách, còn cần sử dụng chỉ nha khoa. Khe răng của người có tuổi thường khá rộng, sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ được vi khuẩn ở khe răng, phòng chống vi khuẩn phá hoại răng và lợi. Sau bữa ăn nếu xỉa răng thì nên dùng tăm có đầu vuông và không xỉa quá mạnh.

4. Bề mặt răng không sáng, có vết nứt

Do men răng bị bào mòn bởi axit trong khoang miệng quá nhiều, ngoài việc răng bị giòn, và xuất hiện vết nứt, còn khiến răng biến màu, không trắng sáng. Răng ở độ tuổi thanh niên mà xuất hiện tình trạng này nên cẩn thận giữ gìn răng hơn. Để phòng ngừa, cần thiết thay đổi tình trạng dư axit của khoang miệng, uống ít đồ uống chứa thành phần axit cacbonic, tránh nhai những thức ăn quá cứng dễ gây vỡ, mẻ răng.

5. Hôi miệng

lão hoá răng
Hôi miệng
Hôi miệng kéo dài, nếu không phải là do các nguyên nhân như bệnh dạ dày, bệnh phổi,... thì có thể là vấn đề từ khoang miệng. Trước hết cần xử lý tình trạng các răng bị sâu, sau bữa ăn dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, nếu lợi bị viêm nên nhanh chóng điều trị, uống thuốc thích hợp. Răng miệng sạch sẽ căn bản sẽ loại bỏ được chứng hôi miệng.

6. Răng lỏng lẻo

Nếu như lợi bị viêm, chảy máu lợi đồng thời lại xuất hiện tình trạng răng bị lỏng lẻo, hoặc chân răng bị lộ, khả năng đã bị viêm nha chu. Viêm nha chu phần lớn do vệ sinh khoang miệng kém, vi khuẩn cao răng tích tụ lâu ngày, cao răng sẽ gây kích thích lợi, tạo thành viêm. Do đó, cần thiết giữ vệ sinh khoang miệng, sáng tối đánh răng, súc miệng sau ăn, không hút thuốc, cân bằng độ pH trong khoang miệng.

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

3 phương pháp tự làm sạch vôi răng tự nhiên

3 phương pháp tự làm sạch vôi răng tự nhiên


Hầu hết tất cả mọi người đều có vôi răng tùy thuộc vào mức độ ít hay nhiều. Vôi răng không tốt cho răng, là nguyên nhân chủ yếu gây lên các bệnh về răng miệng, gây hậu quả rất lớn về sau này nếu chúng ta không có biện pháp làm sạch vôi răng. Dưới đây Nha Khoa Phương xin chia sẻ 3 phương pháp làm sạch cao răng một cách tự nhiên như sau:

1. Sử dụng kem đánh tan cao răng từ vỏ chanh và muối biển

lấy cao răng
Muối
Chuẩn bị: - 1quả chanh tươi - 1 thìa cafe bột nở - 1 thìa cafe muối biển.

Cách làm:
Gọt lấy vỏ của quả chanh sau đó thái nhỏ, nếu có thể xay nhuyễn thì xay vỏ chanh thật nhỏ để trộn đều với bột nở và muối biển. Bạn có thể thêm vào một chút nước sôi để nguội để hỗn hợp không quá khô mà sền sệt giống kem đánh răng. Dùng hỗn hợp lấy cao răng này để chà lên răng của bạn bằng bàn chải mềm. Hỗn hợp sẽ dần đánh bay những mảng bám và cao răng xung quanh bề mặt răng.
Dung dịch muối và giấm là nước súc miệng hữu hiệu cho bạn loại bỏ cao răng

2. Tự chế kem đánh răng Dâu tây và bột nở

lấy cao răng
Bột nở
Chuẩn bị: 1 quả dâu tây , 1/2 thìa cafe bột nở.

Cách làm: Nghiền thật nhuyễn trái dâu tây cho vào cái bát và trộn đều với bột nở. Hỗn hợp này dùng để chà lên răng của bạn với một chiếc bàn chải mềm, bàn chải đánh răng thường bày của bạn cũng được. Thật nhẹ nhàng để chà hỗn hợp này xung quanh bề mặt răng, và sâu bên trong các kẽ răng. Sau khoảng 5-7 phút thì bạn có thể đánh lại răng với kem đánh răng để làm sạch hỗn hợp. Ngay lập tức bạn sẽ thấy vẻ sáng bóng của răng bởi tác dụng của axit malic trong dâu tây. Thực hiện phương pháp lấy cao răng tự nhiên này một thời gian và làm mỗi tuần một lần bạn sẽ có một hàm răng trắng sáng.

3. Nước súc miệng từ dấm

lấy cao răng
Dấm
Chuẩn bị: 2 thìa dấm , 1/2 thìa muối , 1 nửa bát con nước ấm

Cách làm: Cho dấm, muối vào bát nước ấm và hòa tan chúng lại với nhau tạo thành một dung dịch dùng để ngậm và xúc miệng. Những thành phần trong dung dịch súc miệng này có công dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ cao răng, không những thế nước súc miệng lấy cao răng này còn giúp bạn loại bỏ vi khuẩn có hại trong miệng, sát trùng và tránh viêm lợi, bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.

Những phương pháp trên đều tương đối hiệu quả, đặc biệt là ngăn ngừa hình thành vôi răng. Nhưng trường hợp răng bị dính quà nhiều vôi răng (nhiều người từ nhỏ đến lớn chưa đi lấy vôi răng lần nào) chúng tôi khuyên bạn nên đến các trung tâm nha khoa thật sự có uy tín để điều trị. Đó là cách tốt nhất ngăn ngừa bệnh hôi miệng, tụt lợi,bệnh nha chu, rụng răng sớm...

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong



Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Chia sẻ những thực phẩm giúp làm trắng răng

Chia sẻ những thực phẩm giúp làm trắng răng


Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng muốn có một nụ cười xinh và đương nhiện một hàm răng trắng bóng là điều mà ai cũng muốn sở hữu.
Một số các loại thực phẩm có thể hoạt động như “bàn chải đánh răng tự nhiên” nhất là trong trường hợp bạn đi xa không mang theo bàn chải đánh răng. Dưới đây là thực phẩm luôn giữ cho bạn một nụ cười xinh và duy trì sức khỏe răng miệng.

1. Dâu tây

làm trắng răng
Dâu tây
Rất hiệu quả để làm sạch răng và giữ cho răng vững mạnh. Dâu tây có axit tự nhiên có thể tẩy trắng và làm sạch răng. Nó rất hữu ích để loại bỏ vết bám của trà và cà phê trên răng. Vì vậy, đừng quên dâu tây vào bữa ăn của bạn để có nụ cười luôn xinh bạn nhé.
Dâu tây cho răng trắng, quét sạch mảng bám trên răng.

2. Súp lơ

Nó có tác dụng làm trắng răng vì súp lơ cọ vào răng như một bàn chải đánh răng. Súp lơ cũng kích thích sản xuất nước bọt ngăn cản mảng bám hình thành.

3. Dưa hấu

làm trắng răng
Dưa hấu
Dưa hấu có chứa 25% giá trị vitamin C, đây là một loại vitamin cần thiết cho sức khỏe của răng và nướu răng. Dưa hấu cũng có đặc tính chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào "gốc tự do" liên quan đến lão hóa răng miệng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn thực phẩm giàu vitamin C sẽ ít mắc bệnh về lợi.
Ăn dưa hấu tốt cho răng và nướu răng.

4. Cam

làm trắng răng
Cam
Ăn nhiều cam cung cấp cho bạn vitamin C thúc đẩy sức khỏe mạnh răng và giúp hấp thu sắt.

5. Táo

làm trắng răng
Táo
Một quả táo mỗi ngày là bác sỹ để duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài. Ăn táo thay vì uống nước trái cây, bạn đang kích thích và tăng cường làm sạch răng của bạn trong khi giảm lượng đường bạn đang tiêu thụ.

6. Các loại rau

Rau lá xanh rất giàu beta carotene chuyển hóa thành vitamin A. Điều này giúp bạn duy trì sự mạnh mẽ của răng.

7. Các sản phẩm sữa

làm trắng răng
Sữa chua
Các sản phẩm từ sữa chứa axit lactic chống sâu răng.

Sữa chua, sữa và pho mát có chứa axit lactic có thể giúp chống lại sâu răng. Các nhà nghiên cứu cho rằng protein trong sữa chua chống lại được sâu răng. Sữa cũng tăng cường cho bạn canxi tăng cường cho răng chắc khỏe . Pho mát cứng tạo ra nước bọt giúp loại bỏ thức ăn bám trong kẽ răng.

8. Đậu xanh

Các loại quả họ đậu khi nhai có thể cọ rửa miệng giúp răng sáng trắng hơn.

9. Nho

làm trắng răng
Nho
Axit Malic một loại enzyme được tìm thấy trong nho, giúp giữ cho răng của bạn trắng.

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Bí quyết xử lý hơi thở "rau mùi"

Bí quyết xử lý hơi thở "rau mùi"


Để giúp hơi thở trở nên thơm tho hơn, nhiều người quá làm dụng các sản phẩm bạc hà và kẹo cao su để giải quyết hơi thở “rau mùi”, song phần lớn sẽ gây khô miệng thêm và khiến vấn đề trầm trọng hơn. Vậy làm cách nào để xử lý hơi thở “rau mùi”?

Cái bạn cần là một giải pháp lâu dài cho vấn đề không thể giải quyết được bằng nước súc miệng hay kem đánh răng, vì những sản phẩm này chỉ che giấu hơi thở không mấy dễ chịu chứ không giải quyết tận gốc vấn đề. Dưới đây Nha khoa Phương xin chia sẻ với bạn một số biện pháp tự nhiên để xử lý khi bạn gặp phải tình trạng này.

1. Vệ sinh răng miệng

chữa sâu răng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Chỉ đánh răng thôi thì không đủ vì bạn không thể lấy hết những mảnh thức ăn dính giữa các kẽ răng bằng cách đánh răng. Thức ăn dính bên trong miệng có thể bị phân hủy và là nguyên nhân khiến hơi thở “rau mùi”. Xỉa răng bằng tăm có lẽ là ý không tồi trong một số trường hợp, và chải răng bằng chỉ tơ nha khoa cũng vậy. Trên thực tế, chải răng bằng chỉ nha khoa là việc làm bắt buộc vì khi bạn có tuổi, khoảng cách giữa các kẽ răng sẽ rộng ra khiến thức ăn dễ bị mắc lại hơn.

2. Sâu răng

Đi khám bác sĩ răng 6-8 tháng một lần không chỉ là ý hay để vệ sinh răng miệng định kỳ, mà còn rất cần thiết vì bạn có thể có những lỗ sâu răng mà không biết. Sâu răng là nguyên nhân âm thầm gây thở hôi, vì thế đi khám răng là việc bắt buột phải làm nếu bạn đột nhiên thấy mình có cao răng kèm theo hơi thở “rau mùi”.

3. Bệnh tiêu hóa

chua sau rang
Bệnh tiêu hoá

Hơi thở “rau mùi” có thể bắt nguồn từ những vấn đề về tiêu hóa. Nếu cơ thể phản ứng xấu với một số thức ăn nào đó thì khi ăn vào chúng có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu. Ví dụ với những người không dung nạp được lactose, thì ăn hay uống các sản phẩm sữa dù ở bất kỳ dạng nào cũng khiến hơi thở có mùi hôi, do cơ thể không thể tiêu hóa tốt thức ăn. Do đó, bạn cần để ý xem hơi thở của mình có “tệ hại” hơn sau khi ăn một số thực phẩm hay nhóm thực phẩm nào đó không và nếu có thì hãy làm như thể bạn bị dị ứng thức ăn.

4. Thức ăn

Hơi thở hôi do thức ăn thường không kéo dài. Một số thức ăn “nặng mùi” như cá, hành và tỏi có thể để lại mùi khó chịu sau khi ăn. Một số thực phẩm có thể để lại “mùi hương” của chúng trong hơi thở bạn tới vài ngày. Vì thế cần đặc biệt chú ý khi bạn ăn những thức ăn này và đảm bảo là chải răng, đánh răng và xỉa răng kỹ lưỡng hơn bình thường.

Những phương thuốc tự nhiên khác: Dưới đây là một số phương thuốc tự nhiên khác mà bạn có thể thử áp dụng nếu những biện pháp ở trên thất bại và hơi thở của bạn vẫn có mùi không dễ chịu.

- Dầu bạc hà – nhỏ vài giọt dầu bạc hà lên bàn chải cùng với kem đánh răng. Nó có thể hơi gắt những có tác dụng làm thơm mát miệng.

- Cam chanh – nhai một miếng cam hay chanh có thể làm hơi thở thơm mát trong một thời gian.

- Gừng – Gừng có thể dễ dàng xua tan hơi thở “rau mùi”, cho bạn hương vị “thơm ngon” như một miếng mứt gừng.

Tin liên quan:

Nguồn: nhakhoaphuong

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Cách phòng ngừa sâu răng sữa cho trẻ

Cách phòng ngừa sâu răng sữa cho trẻ


Việc cho trẻ nhỏ ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống sữa hay ăn các đồ ăn khác về đêm vô tình đã gây ra sâu răng cho trẻ nhỏ. Vậy là ba mẹ chúng ta cần làm gì để phòng ngừa và chữa trị sâu răng cho các bé?

Nguyên nhân gây sâu răng


chữa sâu răng
Răng sữa bị sâu
Sâu răng là sự hủy hoại dần dần các mô cấu tạo răng, nguyên nhân do vi khuẩn có sẵn trong miệng tác động lên các loại thức ăn như đường, bột... đọng lại trên mặt răng, kẽ răng tạo thành axit, axit này làm tan rã men răng, tạo thành lỗ sâu. Vì vậy, không phải chỉ những bé bú bình mới bị sâu răng, mà ngay cả những bé uống sữa bằng cốc, hay uống nước ngọt, ngậm kẹo, ăn bánh... xong mà không súc miệng bằng nước sạch cũng bị sâu răng.

Một nguyên nhân nữa là do thiểu sản men răng (nghĩa là men răng có nhiều lỗ hổng khiếm khuyết canxi). Răng sữa được hình thành từ khi bé còn là thai nhi trong bụng mẹ. Vì thế khi mang thai, người mẹ ăn uống thiếu canxi thì sau này men răng sữa của bé sẽ không chắc chắn.

Ngoài ra còn do một loại liên cầu khuẩn đã được chứng minh là gây sâu răng ở động vật thực nghiệm còn non với chế độ ăn nhiều đường. Mảng bám răng và cao răng là nơi cư trú của vi khuẩn. Lớp mảng này nếu để lâu, không được chải rửa sạch sẽ tác dụng với chất đường, bột tạo thành axit, quá 24 giờ sẽ phối hợp với nước bọt trở nên cứng và tạo thành vôi răng, dần dần phá hủy lợi răng.

Tác hại của sâu răng sữa

Một số người cho là sâu răng sữa không quan trọng vì đằng nào nó cũng rụng đi để răng vĩnh viễn mọc ra, nhưng điều đó hoàn toàn không đúng, bởi vì nếu răng sữa mất sớm quá thì răng vĩnh viễn có thể mọc lệch lạc, răng lòi xỉ sẽ rất xấu, gây khểnh... làm cho thức ăn dễ bị nhét vào các kẽ răng, khó lấy ra và khi bị sâu khó phát hiện để điều trị sớm. Ngoài ra răng sữa còn có tác dụng nhai nát thức ăn, giúp tiêu hóa tốt, về mặt giao tiếp, răng sữa giữ vai trò thẩm mỹ cho gương mặt, trẻ có hàm răng đẹp sẽ tự tin hơn so với hàm răng sâu, sún răng.

Cách phòng tránh sâu răng sữa của bé

chữa sâu răng
Không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt
Thực tế cho thấy vấn đề phòng bệnh răng miệng là rất quan trọng, phải biết phòng ngay từ khi còn trẻ, để khi lớp trẻ trưởng thành sẽ có một bộ răng hoàn chỉnh lành mạnh. Để giữ gìn hàm răng sữa cho bé thì vai trò của người mẹ là vô cùng quan trọng. Khi mang thai, bà mẹ cần biết cách sử dụng những thức ăn có lợi cho cấu tạo men răng của trẻ sau này, men răng có cứng chắc mới chống được sâu răng, người mẹ phải ăn uống đủ chất canxi (có trong thức ăn biển, cua, cá, sò, ốc, tôm...) và mỗi ngày nên uống thêm một cốc sữa. Ngoài ra khi mang thai, người mẹ cần tránh suy nghĩ lo âu sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành của bào thai (là một phần nguyên nhân của sứt môi, khe hở hàm ếch ở trẻ).

Giữ vệ sinh răng miệng cho bé, lúc bé còn nhỏ quá chưa biết chải răng nhưng đã mọc răng sữa, người mẹ phải lau răng miệng cho bé sau khi bú, sau mỗi bữa ăn, bằng cách dùng gạc sạch, vô trùng quấn vào đầu ngón tay út, nhúng vào nước sạch lau kỹ hai hàm răng cho bé theo động tác giống như chải răng. Nếu đi xa không có điều kiện lau được thì sau khi bé bú phải cho bé uống nước súc miệng.

Phải chú ý chăm sóc cho trẻ ngay từ chiếc răng đầu tiên. Chú ý chế độ ăn uống của mẹ khi cho con bú. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để chống còi xương, suy dinh dưỡng, dẫn đến xương hàm kém phát triển, hay biến dạng, răng mọc lệch lạc, nằm nghiêng một bên lâu ngày gây lép méo đầu, lép mặt. Không cho trẻ bú tay hoặc mút núm vú thường xuyên vì có thể gây vẩu hàm trên.

Cách phòng ngừa sâu răng sữa cho trẻ


Việc cho trẻ nhỏ ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống sữa hay ăn các đồ ăn khác về đêm vô tình đã gây ra sâu răng cho trẻ nhỏ. Vậy là ba mẹ chúng ta cần làm gì để phòng ngừa và chữa trị sâu răng cho các bé?

Nguyên nhân gây sâu răng


chữa sâu răng

Sâu răng là sự hủy hoại dần dần các mô cấu tạo răng, nguyên nhân do vi khuẩn có sẵn trong miệng tác động lên các loại thức ăn như đường, bột... đọng lại trên mặt răng, kẽ răng tạo thành axit, axit này làm tan rã men răng, tạo thành lỗ sâu. Vì vậy, không phải chỉ những bé bú bình mới bị sâu răng, mà ngay cả những bé uống sữa bằng cốc, hay uống nước ngọt, ngậm kẹo, ăn bánh... xong mà không súc miệng bằng nước sạch cũng bị sâu răng.

Một nguyên nhân nữa là do thiểu sản men răng (nghĩa là men răng có nhiều lỗ hổng khiếm khuyết canxi). Răng sữa được hình thành từ khi bé còn là thai nhi trong bụng mẹ. Vì thế khi mang thai, người mẹ ăn uống thiếu canxi thì sau này men răng sữa của bé sẽ không chắc chắn.

Ngoài ra còn do một loại liên cầu khuẩn đã được chứng minh là gây sâu răng ở động vật thực nghiệm còn non với chế độ ăn nhiều đường. Mảng bám răng và cao răng là nơi cư trú của vi khuẩn. Lớp mảng này nếu để lâu, không được chải rửa sạch sẽ tác dụng với chất đường, bột tạo thành axit, quá 24 giờ sẽ phối hợp với nước bọt trở nên cứng và tạo thành vôi răng, dần dần phá hủy lợi răng.


Tác hại của sâu răng sữa


chữa sâu răng

Một số người cho là sâu răng sữa không quan trọng vì đằng nào nó cũng rụng đi để răng vĩnh viễn mọc ra, nhưng điều đó hoàn toàn không đúng, bởi vì nếu răng sữa mất sớm quá thì răng vĩnh viễn có thể mọc lệch lạc, răng lòi xỉ sẽ rất xấu, gây khểnh... làm cho thức ăn dễ bị nhét vào các kẽ răng, khó lấy ra và khi bị sâu khó phát hiện để điều trị sớm. Ngoài ra răng sữa còn có tác dụng nhai nát thức ăn, giúp tiêu hóa tốt, về mặt giao tiếp, răng sữa giữ vai trò thẩm mỹ cho gương mặt, trẻ có hàm răng đẹp sẽ tự tin hơn so với hàm răng sâu, sún răng.


Cách phòng tránh sâu răng sữa của bé

Thực tế cho thấy vấn đề phòng bệnh răng miệng là rất quan trọng, phải biết phòng ngay từ khi còn trẻ, để khi lớp trẻ trưởng thành sẽ có một bộ răng hoàn chỉnh lành mạnh. Để giữ gìn hàm răng sữa cho bé thì vai trò của người mẹ là vô cùng quan trọng. Khi mang thai, bà mẹ cần biết cách sử dụng những thức ăn có lợi cho cấu tạo men răng của trẻ sau này, men răng có cứng chắc mới chống được sâu răng, người mẹ phải ăn uống đủ chất canxi (có trong thức ăn biển, cua, cá, sò, ốc, tôm...) và mỗi ngày nên uống thêm một cốc sữa. Ngoài ra khi mang thai, người mẹ cần tránh suy nghĩ lo âu sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành của bào thai (là một phần nguyên nhân của sứt môi, khe hở hàm ếch ở trẻ).

Giữ vệ sinh răng miệng cho bé, lúc bé còn nhỏ quá chưa biết chải răng nhưng đã mọc răng sữa, người mẹ phải lau răng miệng cho bé sau khi bú, sau mỗi bữa ăn, bằng cách dùng gạc sạch, vô trùng quấn vào đầu ngón tay út, nhúng vào nước sạch lau kỹ hai hàm răng cho bé theo động tác giống như chải răng. Nếu đi xa không có điều kiện lau được thì sau khi bé bú phải cho bé uống nước súc miệng.

Phải chú ý chăm sóc cho trẻ ngay từ chiếc răng đầu tiên. Chú ý chế độ ăn uống của mẹ khi cho con bú. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để chống còi xương, suy dinh dưỡng, dẫn đến xương hàm kém phát triển, hay biến dạng, răng mọc lệch lạc, nằm nghiêng một bên lâu ngày gây lép méo đầu, lép mặt. Không cho trẻ bú tay hoặc mút núm vú thường xuyên vì có thể gây vẩu hàm trên.
- See more at: http://nhakhoaphuong.com/kien-thuc-nha-khoa/cach-phong-ngua-sau-rang-sua-cho-tre-n8-156#sthash.HqJIyOZh.dpuf

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

2 mẹo vặt giúp loại bỏ chứng hôi miệng nhanh, đơn giản, và hiệu quả

2 mẹo vặt giúp loại bỏ chứng hôi miệng nhanh, đơn giản, và hiệu quả


Chứng hôi miệng khiến bạn cảm thấy khó chịu và ngại giao tiếp với những người xung quanh, đôi khi có thể tạo ra sự mặc cảm và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn. Nhưng các bạn cũng đừng quá lo lắng vì với 2 mẹo vặt chữa hôi miệng mà nha khoa Phương giới thiệu dưới đây, chúng tôi tin chắc rằng sẽ giúp các bạn nhanh chóng lấy lại tự tin. Dưới đây là 2 mẹo vặt chữa hôi miệng triệt để:

Cách chữa hôi miệng từ chanh và mật ong


cách chữa hôi miệng đơn giản
Hỗn hợp chanh và mật ong

Công thức này đặc biệt hiệu quả với bệnh hôi miệng do bao tử bị nhiệt gây ra đấy! Chúc bạn thành công với cách chữa hôi miệng của chúng tôi dưới đây
chữa hôi miệng hiệu quả
Lưu ý:
- Mật ong có chứa chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn và ngăn ngừa chúng phát triển kết hợp cùng với khả năng khử mùi tuyệt vời của chanh sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại tự tin đấy!
- Công thức được sử dụng 2 lần/ngày.
- Đừng quên thử một phần nhỏ hỗn hợp trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!

Cách chữa hôi miệng bằng dầu dừa

cách chữa hôi miệng đơn giản
Dầu dừa

Được ví như một loại thần dược đa năng, dầu dừa ngoài công dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, dầu dừa còn được dùng để trị chứng hôi miệng. Hãy thử một lần, bạn sẽ ngạc nhiên bởi Cách chữa hôi miệng này cho kết quả kì diệu .
cách chữa hôi miệng đơn giản
Có dầu dừa bạn không cần phải bận tâm về chứng hôi miệng

Mình xin chia sẻ với các bạn cách chăm sóc răng miệng của mình hằng ngày, cách thực hiện khá đơn giản:
- Bước 1: đánh răng thật sạch trước khi nhai dầu dừa.
- Bước 2: lấy hai muỗng cà phê dầu dừa cho vào miệng. Và nhớ là nhai đều và nhai kĩ các phía bạn nhé. Lưu ý, khi nhai phải ở tư thế đứng hoặc ngồi bạn nhé, vì nếu nằm sẽ dễ bị sặc do dầu dừa chui ngược vào cổ họng.
- Bước 3: Nhổ hết chúng ra ngoài và cạo lưỡi thật sạch.
Chỉ cần thực hiện ba bước đơn giản với dầu dừa là bạn đã có ngay một hàm răng khỏe đẹp và một hơi thở thơm mát. Hãy thử nghiệm mỗi tối trước khi đi ngủ, sáng hôm sau bạn sẽ bất ngờ với kết quả của nó, bạn sẽ không lo lắng vấn đề nữa với cách chữa hôi miệng mà đã đọc qua.

KẾT LUẬN

Hi vọng với 2 mẹo vặt mà nha khoa Phương vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn loại bỏ hoàn toàn chứng hôi miệng, tạo hơi thở thơm tho và tự tin khi giao tiếp với những người xung quanh.

Chúc các bạn vui vẻ!

Tin liên quan:

Nguồn: http://nhakhoaphuong.com



Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Elmich | Sức Khỏe Răng Xinh | Sức Khỏe Răng Xinh | Sức Khỏe Răng Xinh